Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
(3x2)
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc gắn với lịch sử hình thành, phát triển đất nước Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc không thể tách rời lịch sử hình thành, phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam,
(3x2)
trong đó bao gồm cả dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số.
Các kết quả nghiên cứu khoa học liên ngành cho thấy từ thời sơ sử, Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau. Các cư dân đó là chủ nhân của văn minh nông nghiệp (kinh tế sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, đánh cá, làm thủ công…), thoát dần cuộc sống săn bắt, hái lượm (kinh tế chiếm đoạt…) tiến tới cuộc sống định cư. Kết quả khảo cổ học cho thấy,
(3x2)
ở các khu vực khác nhau trên đất nước ta xuất hiện các nền văn hóa tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nhất của các nhóm cư dân buổi đầu của lịch sử dân tộc.
Trên cơ sở đấu tranh, thích ứng với tự nhiên và chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài để sinh tồn, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói, tập quán và văn hóa -tiền thân của nhiều thành phần dân tộc hiện nay (trong đó có dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số)
(3x2)
đã ý thức quần tụ nhau lại, cố kết trong một cộng đồng dân tộc quốc gia. Từ xa xưa, các dòng người từ nhiều hướng: từ phía bắc xuống, từ phía nam lên, từ phía tây sang (và có thể từ phía đông qua đường biển) đã di cư đến, quần tụ và định cư thành tổ tiên của nhiều dân tộc hiện nay.
Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác đến.
(3x2)
Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự phân bố dân cư vừa mang tính phân tán, vừa mang tính xen kẽ rất đặc trưng và đa dạng ở Việt Nam. Do những hạn chế về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển các dân tộc Việt Nam thời xa xưa (trong đó có các dân tộc thiểu số)
(3x2)
không được ghi chép lại trên hệ thống văn bản mà chủ yếu là qua các truyền thuyết. Căn cứ trên các tư liệu văn học dân gian, đồng thời dựa trên các cứ liệu khảo cổ học về sau này, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ thời thượng cổ, Việt Nam đã là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân thuộc các bộ lạc, bộ tộc khác nhau.

Cuộn

Những đặc điểm cơ bản của các dân tộc ở nước ta

(3x2)
Ngày 2/3/1979, Tổng cục Thống kê nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố, nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm hơn 85,4% tổng dân số toàn quốc, là một dân tộc được hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay thuộc miền bắc Việt nam. Là tộc người làm ruộng nước, trong nghề trồng lúa, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, có điều kiện tiếp thu và sử dụng các ứng dụng khoa học,

Cuộn

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

(3x2)

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Cách mạng tháng Tám thành công cùng với việc xây dựng một nhà nước mới của giai cấp công nông đã xóa bỏ sự không đồng đều về mặt chính trị. Các dân tộc ở nước ta đều có quyền bình đẳng về mặt pháp luật. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau về hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa nên quyền bình đẳng thực sự

Cuộn

Văn hóa các dân tộc

(3x2)

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Khái niệm văn hóa có rất nhiều định nghĩa, sau Thế chiến thứ hai - một thời kỳ ồn ào, xáo động của các nhà văn hóa học, nhiều người đã nhận ra rằng cách tiếp cận hệ thống về văn hóa có nhiều ưu điểm hơn cả. Văn hóa là cả một hệ thống tổng thể quy định con đường sống của một dân tộc. Hệ thống này bao gồm toàn bộ những gì thuộc về tư duy, ;
TS Lò Giàng Páo Là người dân tộc Lô Lô, Tiến sĩ Lò Giàng Páo đã có gần 40 năm nghiên cứu, công tác trong lĩnh vực dân tộc ở các cơ quan: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc; Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc…
back to top