Tên gọi khác: Khơ-me Crôm, Khơ-me Hạ, Khơ-me Dưới, người Việt gốc Miên...
Ngôn ngữ: Người Khơ-me nói tiếng Khơ-me - một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ-me trong ngữ hệ Nam Á.
Cư trú: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường tự nhiên, có thể chia sự phân bố của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long theo ba vùng chính như sau: - Vùng nội địa: đây là vùng cư trú lâu đời nhất của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long. - Vùng ven biển: kéo dài từ Trà Vinh, qua Sóc Trăng tới Bạc Liêu. - Vùng núi biên giới Tây Nam: thuộc các tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi có dãy núi Thất Sơn, núi Sập, núi Vọng Thê.
Lịch sử: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người Khơ-me ở nước ta là hậu duệ của các di dân từ Lục Chân Lạp - tiền thân của nhà nước Campuchia ngày nay. Họ di cư sang khu vực này theo nhiều đợt và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khơ-me là một trong những nhóm cư dân có mặt sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trong sắc màu rực rỡ của Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đón năm mới với niềm vui trọn vẹn, tinh thần đoàn kết và khát vọng phát triển. Những nghi lễ truyền thống được duy trì trang nghiêm, cộng đồng gắn bó hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.
Sáng 11/4, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer.
Ngày 10/4, Đoàn công tác Trung ương do Thứ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng.
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Ngày 8/4, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ; chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn.
Ngày 26/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải dự lễ bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Cứ đến rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình, dưới ánh trăng vàng, bên bánh cốm dẹp, với câu hát Dù Kê, điệu múa Rom Vong và cùng chung vui Lễ hội Óoc Om Bóc-Đua nghe Ngo truyền thống.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, từ ngày 11 đến 13/12 sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ 1, năm 2024 với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch”.
Ngày 21/10, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội) trong 7 ngày, từ ngày 9/11 đến ngày 15/11.
Những ngày qua, lãnh đạo Tỉnh ủy , Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau thành lập nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà chúc mừng đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp lễ Sene Dolta 2024.
Ngày 2/10 Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức chương trình mừng Lễ Sen Đôn-ta năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển” tại chùa Phđau Pên, ấp Lao Vên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Sene Dolta là lễ lớn nhất trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, gắn con người với gia đình và nguồn cội. Thông qua đó, lễ thể hiện nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Khmer.
Ngày 30/9, Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cùng lãnh đạo thành phố Vị Thanh đến thăm và chúc Lễ Sene Dolta năm 2024 tại Chùa Sasanarăngsây ở khu vực 5, phường 4, thành phố Vị Thanh.
Kho tàng văn hóa của đồng bào Khmer rất phong phú, đặc sắc, trong đó, tiếng Khmer được xem là vốn quý của dân tộc, luôn được các thế hệ người Khmer trân trọng giữ gìn.
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng lưu truyền, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc qua các sự kiện, hoạt động lễ hội, gắn với mời gọi, xúc tiến đầu tư, liên kết hợp tác phát triển du lịch đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
An Giang là tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước, đời sống ở vùng đồng bào Khmer đã ấm no, hạnh phúc về vật chất, tinh thần.
Chiều 13/8, Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Chùa Prêy Chóp, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bế giảng lớp dạy chữ và tiếng Khmer trong dịp hè năm 2024 cho các em học sinh trên địa bàn xã.
Tính đến cuối năm 2023, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%; số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%.
Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và vận động xã hội hóa tập trung chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, đồng bào dân tộc thiểu số càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực cùng chính quyền địa phương ra sức xây dựng quê hương, đất nước.
Ngày 17/5, Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Ngày 8/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trúc Thanh Nhã - Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Công an tỉnh Sóc Trăng đã trao tặng 1.000 phần quà trị giá 300 triệu đồng đến các hộ dân ở xã Vĩnh Tân và xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ công bố Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 8/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Những ngày qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau, cùng nhiều đoàn công tác của tỉnh đến thăm, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer tại địa phương.
Ngày 12/4, Trường đại học Kiên Giang tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer, Bunpimay của người Lào và Songkran của người Thái Lan năm 2024.
Ngày 12/4, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Chol Chnam Thmay năm 2024 với hơn 200 đại biểu là các vị sư sãi, chức sắc, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh tham dự.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Dưới đây là nội dung Thư của Thủ tướng:
Nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ đã nỗ lực vượt khó, thúc đẩy giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ. Từ thực tế, các địa phương Tây Nam Bộ cũng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương hướng tháo gỡ vướng mắc.