D â n T c

Mường

Mường

Tên gọi khác: Mol, Mual, Mul hoặc Mon....

Ngôn ngữ: Tiếng Mường, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, ngữ hệ Nam Á.

Dân số: Người Mường là tộc người có dân số đông thứ 4 trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chỉ sau người Việt, Tày, Thái. Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Mường có tổng dân số là 1.452.095 người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình (với số dân 549.026 người), Thanh Hóa (341.359 người); Phú Thọ (218.404 người); Sơn La (84.676 người); Hà Nội (62.239 người); Ninh Bình (27.6345 người), Yên Bái (17.401 người)… Ngoài ra, người Mường còn có mặt tại một số tỉnh, thành phố phía nam như Đắk Lắk (15.656 người); Bình Dương (9.021 người); Đồng Nai (6.257 người); Lâm Đồng (6.072 người),…

Cư trú: Người Mường ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng, trong các thung lũng chân núi, có địa lý môi sinh thuận lợi cho trồng trọt, nằm giữa vùng người Việt ở phía đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài khoảng 350km, chiều rộng khoảng 80-90km; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ; các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa và rải rác ở các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái...

Lịch sử: Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở nước ta, có cùng nguồn gốc với người Việt cổ và đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc tộc người.

back to top