Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng:

Trong bối cảnh đất nước đang không ngừng đổi mới và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã ghi dấu ấn như một điểm sáng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn liền với việc xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, cùng những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả này không chỉ xuất phát từ việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ một cách khoa học, mà còn từ sự tiên phong trong chuyển đổi số, thu hút đầu tư, và xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh.

Để làm sâu sắc những thành tựu trên, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc.

Phóng viên: Thưa đồng chí, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí có thể chia sẻ những điểm nổi bật?

Đồng chí Phạm Quang Ngọc: Trong năm 2024, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng nhờ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, và sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi đã hoàn thành và vượt mức 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 14 chỉ tiêu vượt mức.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nông nghiệp ổn định, và xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả nổi bật. Du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phục hồi mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. Hạ tầng giao thông, đặc biệt các tuyến đường quan trọng như tuyến Đồng Giao và tuyến Đông Tây, đã có những bước đột phá.

Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng được chú trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Phóng viên: Để phát triển bền vững, tỉnh Ninh Bình đã triển khai những giải pháp nào để đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường?

Đồng chí Phạm Quang Ngọc: Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của tỉnh. Chúng tôi tập trung vào các giải pháp như:

Đẩy mạnh trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan tự nhiên, với các chương trình như “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Tăng cường kiểm soát các nguồn thải, nhất là từ khu công nghiệp và các hoạt động sản xuất, để giảm thiểu ô nhiễm.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài nguyên và môi trường, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, chúng tôi cũng chú trọng phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn các di sản thiên nhiên, văn hóa, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nông nghiệp ổn định, và xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả nổi bật. Du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phục hồi mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. Hạ tầng giao thông, đặc biệt các tuyến đường quan trọng như tuyến Đồng Giao và tuyến Đông Tây, đã có những bước đột phá.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc.

Phóng viên: Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?

Đồng chí Phạm Quang Ngọc: Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi đã và đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ trong quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp làm quen và ứng dụng công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng hiệu quả quản lý mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp và nông nghiệp thông minh.

Phóng viên: Thưa đồng chí, để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn mới, tỉnh đã có những giải pháp cụ thể nào?

Đồng chí Phạm Quang Ngọc: Chúng tôi tập trung vào việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, đảm bảo hoạt động hiệu quả. Điều này bao gồm:

Một là, bố trí đúng người, đúng việc, kết hợp với cơ chế đánh giá, phân loại và khích lệ cán bộ, công chức.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Ba là, tăng cường trách nhiệm giải trình, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện công khai, minh bạch và hiệu quả.

Khu Di tích đền thờ vua Đinh, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Khu Di tích đền thờ vua Đinh, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Phóng viên: Trong năm 2025, tỉnh Ninh Bình có những định hướng phát triển trọng tâm nào?

Đồng chí Phạm Quang Ngọc: Năm 2025, tỉnh sẽ tập trung vào các định hướng trọng tâm sau:

Một là, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tạo tiền đề cho phát triển đô thị, du lịch và các di sản.

Hai là, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và văn hóa, đảm bảo phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội.

Bốn là, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Năm là, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện các nhiệm vụ này một cách quyết liệt, đồng bộ, với tinh thần trách nhiệm cao, góp phần xây dựng Ninh Bình ngày càng phát triển bền vững.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí Phạm Quang Ngọc về những chia sẻ đầy tâm huyết. Nhân dịp tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ sắp tới, xin được kính chúc đồng chí mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc tỉnh Ninh Bình tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới!

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi đã và đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ trong quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc.

Ngày xuất bản:28/1/2025
Nội dung: THẢO LÊ - VĂN LÚA
Trình bày: DIỆP LINH