GIẢI PHÁP CỐT LÕI
ĐỂ “KHÔNG THỂ, KHÔNG DÁM, KHÔNG CẦN, KHÔNG MUỐN”
THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “cẩm nang” gối đầu giường về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng ta về công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Giá trị cốt lõi của cuốn sách không dừng ở việc thống nhất về nhận thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khẳng định những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng..., quan trọng hơn, nội dung cuốn sách đã đề cập hệ thống giải pháp để “không thể, không dám, không cần, không muốn” tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CHẶT CHẼ ĐỂ "KHÔNG THỂ" THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhủng, tiêu cực.
Đây là giải pháp xuyên suốt được đề cập trong các bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng những năm 2014, 2018, 2020, 2022.
Thể chế chính là nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc tham nhũng, tiêu cực. Thể chế chặt chẽ khắc phục những bất cập, không có sơ hở, không có “lỗ hổng” là điều kiện cần để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”.
Trong 10 năm 2012-2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đôh Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, ban hành, sửa đổi, bổ sung 165 luật, 10 pháp lệnh và 130 nghị quyết về quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1.478 nghị định, 545 quyết định và nhiều nghị quyết về quản lý kinh tế-xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành gần 100.000 văn bản để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực; góp phần khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách. Tổng Bí thư đánh giá “cho đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ”. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tăng 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng; Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định; các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, thực hiện tốt công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình.
Trong xã hội dân chủ, công khai, minh bạch là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước; theo đó các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phải công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của mình với xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho xã hội và công chúng có quyền tiếp cận thông tin, tham gia vào giám sát hoạt động nhà nước. Trách nhiệm giải trình thể hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách công khai, minh bạch của các chủ thể gắn liền với tính chịu trách nhiệm, đồng thời đây cũng là một phương thức để kiểm soát quyền lực, xem xét trách nhiệm của chủ thể giải trình.
Theo Tổng Bí thư, “cùng với “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện tiên quyết để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị “tha hóa”. Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật”1.
Thứ ba, kiểm soát có hiệu qua tài sản thu nhập.
Kiểm soát tài sản, thu nhập “là hoạt động do cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ về tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng” . Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh thực hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt”, “Tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”. Trong các bài phát biểu, chỉ đạo, đồng chí Tổng Bí thư cũng nêu rõ cần tiếp tục “kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” , chỉ có kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thì mới biết được tài sản, thu nhập, biến động và nguồn gốc của tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phát hiện, ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để có tài sản, thu nhập trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; là cơ sỗ để xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và thu hồi tài sản tham nhũng, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán hiệu quả.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán cần phải “được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”. Theo Tổng Bí thư, quyền lực luôn có nguy cơ bị “tha hóa”, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, cho nên cần phải có cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực. Do vậy, “phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, không bị “tha hóa””. Đồng thời “công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực”.



THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ "KHÔNG DÁM THAM NHŨNG, TIÊU CỰC"

Thứ nhất, các cơ quan chức năng được củng cố' kiện toàn, chuyên nghiệp.
Theo Tổng Bí thư, một trong các giải pháp để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các đối tượng “không dám” tham nhũng, tiêu cực là phải kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tránh tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Đổi mới phương thức hoạt động, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường phương tiện làm việc, củng cố, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép không trong sáng của tổ chức, cá nhân nào; bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Có cơ chế ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi can thiệp, tác động không đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào hoạt động của các cơ quan này. Thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết và ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: ĐĂNG KHOA
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: ĐĂNG KHOA
Thứ hai, tài sản tham nhũng bị thu hồi, tịch thu, gây thiệt hại phải bồi thường.
Nguồn gốc của tham nhũng suy cho cùng là các động cơ lợi ích tài chính, do đó, thu hồi các tài sản có được từ hành vi tham nhũng sẽ là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và góp phần xử lý triệt để tham nhũng. Thu hồi tài sản tham nhũng giúp khắc phục hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, trả lại nguồn lực cho đất nước, khiến cho mục đích kinh tế của tội phạm tham nhũng không đạt được.
Thu hồi tài sản tham nhũng thể hiện hiệu quả việc thực hiện các chính sách về phòng, chống tham nhũng. Việc thu hồi tài sản tham nhũng phản ánh kết quả quản lý nhà nước, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng như công tác xử lý các hành vi tham nhũng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, thu hồi tài sản của các cơ quan như thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát, tòa án... Bên cạnh các ý nghĩa về hiệu quả của chính sách và việc thực thỉ chính sách, pháp luật, việc thu hồi tài sản tham nhũng còn có ý nghĩa ngăn ngừa các hành vi tham nhũng. Đây là một trong các ý nghĩa tích cực, ngoài việc xử lý về con người với các chế tài hình sự, thì việc xử lý về tài sản tham nhũng nhằm làm mất đi mục đích kinh tế của hành vi tham nhũng. Bằng cách tước đoạt khỏi người phạm tội các lợi ích từ các hoạt động tội phạm, thu hồi tài sản tham nhũng góp phần triệt tiêu động lực tham nhũng, xóa bỏ khả năng được hưỏng thụ các tài sản bất hợp pháp. Các tài sản này được trả lại cho Nhà nước, chủ sở hữu hợp pháp để phát triển kinh tế-xã hội. Từ đó, có tác dụng răn đe, ngăn ngừa việc xảy ra các hiện tượng này. Thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả góp phần nâng cao tính liêm chính của cán bộ, công chức nhà nước, góp phần tạo niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Kết quả của thu hồi tài sản tham nhũng là thước đo đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Thông qua đó củng cố niềm tin của người dân đôì với hoạt động của bộ máy nhà nước, niềm tin vào công lý, vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Chính vì vậy, một trong những giải pháp đồng thời cũng là yêu cầu được đề cập nhiều lần trong cuốn sách đó là: nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản bị tham nhũng ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố xét xử và trong giai đoạn thi hành án; khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng kinh tế.
Thực tế trước năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chi dưới 10% thì giai đoạn 2012-2022, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỉ đồng, đạt 34,7%, trong đó chỉ riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỉ đồng, đạt 41,3%. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đã bổ sung quy định thể hiện rõ quan điểm, chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng được nêu tại Nghị quyết Trung ương 3 khóa X. Khoản 4 Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định, người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điểm c, khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp sau đây: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hôi lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Thứ ba, phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng và cả những người tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, càn trỏ việc chống tham nhũng, tiêu cực, qua đó cảnh tỉnh răn đe để không ai dám tham nhũng, tiêu cực.
Trong 10 năm (2012-2022) đã kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 36 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can; truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo; xử lý hình sự 37 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 23 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tô, điều tra 452 vụ án/1.409 bị can về các tội tham nhũng (tăng 155 vụ/727 bị can so với cùng kỳ năm 2022). Riêng các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 7 vụ án/37 bị can, khởi tố bổ sung 149 bị can trong 15 vụ án; kết thúc điều tra 7 vụ án/107 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 2 vụ án/34 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 9 vụ án/175 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ án/131 bị cáo; xét xử phúc thẩm 7 vụ án/62 bị cáo. Khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng (tăng hơn 2 lần về sô vụ án và hơn 3 lần về số bị can so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng); hoàn thành xét xử 23 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Thứ tư, mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực đều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng, công khai, bất kế người đó là ai.
Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sự tác động không trong sáng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Việc xử lý nghiêm minh chúng ta phải làm, kiên quyết làm. Kỷ luật một người để cứu muôn người và sẽ còn phải tiếp tục làm quyết hệt mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới...2. Quá trình xử lý phải xem xét, đánh giá thật khách quan, biện chứng, thận trọng, cân nhắc kỹ bối cảnh, động cơ, mục đích sai phạm để xử lý phù hợp; động viên, khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung. Bên cạnh đó, chú ý phát hiện những sơ hở, bất cập để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

XÂY DỰNG VĂN HÓA LIÊM CHÍNH, KHÔNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC - GIẢI PHÁP ĐỂ "KHÔNG MUỐN" THAM NHŨNG, TIÊU CỰC


Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn xã hội. Xây dựng cho được ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng và thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng quy định về xử lý xung đột lợi ích của cán bộ, đảng viên; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, giá trị con người Việt Nam phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dần tộc làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trước Đảng và nhân dân. “Phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hóa liêm chính không tham nhũng, tiêu cực”.
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DƯỠNG LIÊM VÀ ĐÃI NGỘ PHÙ HỢP VỚI CỐNG HIẾN, TÀI NĂNG - GIẢI PHÁP ĐỂ "KHÔNG CẦN" THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Để có thể thu hút được người giỏi làm việc trong khu vực nhà nước cần có chế độ đãi ngộ phù hợp. Mặt khác, chế độ, chính sách, tiền lương có vai trò rất quan trọng đốỉ với việc bảo đảm cho cuộc sống, tạo động lực làm việc và giữ vững sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hiện nay, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp so với khu vực ngoài nhà nước, hệ thống thang bảng lương vẫn được thiết kế theo ngạch bậc, nặng tính bằng cấp, chưa theo vị trí việc làm. “Không đủ sống” dẫn đến hình thành hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ. Chính vì vậy, một trong những giải pháp để “không cần” tham nhũng, tiêu cực là thực hiện chính sách dưỡng liêm và trả lương đãi ngộ theo cống hiến và tài năng. “Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức... cũng góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.
Nguồn: Sách Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược (Tập 2). NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: TTXVN, Báo Nhân Dân