Dự án Công viên CV1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cơ bản hoàn thành. Ảnh: Đắc Sơn

Dự án Công viên CV1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cơ bản hoàn thành. Ảnh: Đắc Sơn

Với mong muốn mở rộng những không gian xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, những năm qua thành phố Hà Nội đã nỗ lực cải tạo, nâng cấp, làm “sống lại” nhiều công viên, vườn hoa. Nhờ ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách và nguồn lực xã hội hóa, đẩy mạnh phân cấp công tác quản lý công viên, vườn hoa về cấp huyện; diện mạo nhiều công viên, vườn hoa ngày càng khang trang, sạch đẹp, trở thành địa điểm vui chơi, giải trí hữu ích phục vụ người dân.

Công viên Long Biên với cây xanh, mặt nước thu hút người dân đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Long Biên với cây xanh, mặt nước thu hút người dân đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Long Biên  với cây xanh, mặt nước thu hút người dân đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Long Biên  với cây xanh, mặt nước thu hút người dân đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn.

Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, Hà Nội có duy nhất công viên Bách Thảo và 16 vườn hoa. Ngay sau khi Giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng thêm các công viên cho người dân vui chơi giải trí bằng cách huy động công dân từ 18 tuổi trở lên mỗi năm phải đóng góp 15 ngày lao động công ích. Công viên Thống Nhất, Thủ Lệ được xây dựng với sự đóng góp của hàng vạn ngày công của cán bộ, công nhân và người dân Thủ đô.

Không gian xanh được coi như lá phổi của đô thị và là một trong những loại hình không gian công cộng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân đô thị.

Đến nay, thành phố Hà Nội có hệ thống vườn hoa, công viên cây xanh tương đối đa dạng, trong đó riêng các quận nội đô đang vận hành, quản lý 63 vườn hoa, công viên cây xanh với diện tích 280ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhiều vườn hoa, công viên đã gắn với những sự kiện lịch sử và trở thành những công trình văn hóa của đất nước, cũng như Thủ đô, như Công viên Bách Thảo, Công viên Thống Nhất, Công viên Lê-nin...

Công viên Ngọc Thụy thu hút các lứa tuổi đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn

Công viên Ngọc Thụy thu hút các lứa tuổi đến vui chơi, giải trí. Ảnh: Đắc Sơn

Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng nhanh về dân số, hệ thống vườn hoa, công viên cây xanh thiếu hụt so với tỷ lệ đơn vị ở. Công tác quản lý, bảo vệ vườn hoa công viên còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều vườn hoa, công viên bị chiếm dụng để kinh doanh.

Nhiều vườn hoa, công viên không được cải tạo, nâng cấp thường xuyên dẫn đến hạ tầng công viên, vườn hoa xuống cấp nghiêm trọng, gây nhếch nhác đô thị, không đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.

Trước thực trạng thiếu diện tích sử dụng và việc xuống cấp của hệ thống công viên, vườn hoa, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 về chỉnh trạng, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó có nội dung quan trọng ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng xanh phục vụ người dân. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới vườn hoa, công viên cây xanh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có, xây dựng sáu công viên mới.

Công viên Long Biên được cải tạo với diện mạo khang trang, hiện đại. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Long Biên được cải tạo với diện mạo khang trang, hiện đại. Ảnh: Đắc Sơn.

Triển khai kế hoạch của thành phố, đến nay, các quận đã hoàn thành cải tạo 14 vườn hoa và 16 công viên, vườn hoa khác đang được khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Năm 2025, thành phố đặt kế hoạch hoàn thành cải tạo 11 công viên, vườn hoa.

Riêng đối với bốn công viên do thành phố quản lý, gồm Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, Hòa Bình thì hoàn thành cải tạo trong năm 2026.

Đối với sáu công viên xây dựng mới, gồm: Công viên Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, Công viên hồ điều hòa CV1, Công viên hồ điều hòa Khu đô thị tây nam Hà Nội, Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy, Công viên hồ Phùng Khoang và Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Hà Đông, các sở, ngành và ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp với nhà đầu tư tập trung hướng dẫn, xử lý, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Một số công viên đã hoàn thành nhiều hạng mục thi công, điển hình như Công viên hồ điều hòa CV1 đã cơ bản hoàn thành.

Dự án Công viên CV1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cơ bản hoàn thành. Ảnh: Đắc Sơn

Dự án Công viên CV1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cơ bản hoàn thành. Ảnh: Đắc Sơn

Công viên Long Biên trở thành nơi vui chơi hấp dẫn của trẻ em. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Long Biên trở thành nơi vui chơi hấp dẫn của trẻ em. Ảnh: Đắc Sơn.

Công viên Ngọc Thụy là nơi vui chơi an toàn của trẻ em. Ảnh: Đắc Sơn

Công viên Ngọc Thụy là nơi vui chơi an toàn của trẻ em. Ảnh: Đắc Sơn

Ngoài ra, có ba công viên quy mô lớn khác được bổ sung vào kế hoạch của thành phố, gồm Công viên thiên văn học – Khu đô thị Dương Nội, công viên Hữu nghị và Công viên, hồ điều hòa khu phía bắc và phần mở rộng phía nam nghĩa trang Mai Dịch.

 Trong đó Công viên thiên văn học, Công viên, hồ điều hòa khu phía bắc và phần mở rộng phía nam nghĩa trang Mai Dịch đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ người dân.

Với chín công viên mới đang được đầu tư xây dựng, người dân sẽ có thêm 320 ha không gian xanh trong thời gian tới.

Đáng chú ý, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các chủ đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổng hợp danh mục bảy công viên, 104 vườn hoa lớn, nhỏ được bổ sung vào Kế hoạch của thành phố.

Ngoài mục tiêu tăng không gian vui chơi, đầy đủ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, việc xây dựng thêm công trình công cộng sẽ giúp phát triển văn hóa - xã hội của thành phố theo hướng xanh và hiện đại.

Điểm nhấn tại Công viên CV1 là Cung Thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành, đưa vào hoạt động. Ảnh: Đắc Sơn

Điểm nhấn tại Công viên CV1 là Cung Thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành, đưa vào hoạt động. Ảnh: Đắc Sơn

Công viên Hòa Bình. Ảnh: Duy Linh

Công viên Hòa Bình. Ảnh: Duy Linh

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, khó khăn, vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án là công tác giải phóng mặt bằng đã được Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ khi giao cho cấp quận trực tiếp làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm tiến độ cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa hoàn thành theo kế hoạch.  

Đối với 111 công viên, vườn hoa do các quận, huyện đề xuất, Ủy ban nhân dân thành phố giao ủy ban nhân dân các địa phương chủ động thực hiện, tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc sớm hoàn thành đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2025 để phục vụ người dân địa phương, thêm những không gian cây xanh cho Thủ đô.

Ngày xuất bản: 08/10/2024
Tổ chức thực hiện: Kiều Hương, Trường Sơn
Nội dung: Đắc Sơn
Ảnh: Đắc Sơn, Duy Linh
Trình bày: Hoài Anh