
Ngày 30/4/1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước - niềm vui vỡ òa, những giọt nước mắt sung sướng, những lời chúc mừng của bạn bè Pháp… đó là những kỷ niệm không bao giờ quên của các bác Việt kiều tại Pháp chia sẻ cùng Báo Nhân Dân nhân kỷ niệm 40 năm Ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
(Bài viết nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015))
Ông Nguyễn Văn Bổn, Thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt Nam tại Pháp.
Ông Nguyễn Văn Bổn, Thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt Nam tại Pháp.
Ông Nguyễn Văn Bổn, Thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt Nam tại Pháp: Ngày vui chiến thắng chúng tôi nhớ đến Bác Hồ kính yêu
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đã chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, dài nhất trong các cuộc chiến tranh trên thế giới của thế kỷ XX, và đây là một trong những chiến cuộc tàn phá nhất mà đến nay Việt Nam vẫn còn mang trên mình vết thương của chất độc da cam, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.
Ngày 30/4 cũng đã để dấu ấn vào lịch sử thế giới vì lần đầu tiên một dân tộc nhỏ bé với đường lối lãnh đạo sáng suốt đã chiến thắng trước một cường quốc, đế quốc mạnh nhất thế giới. Và ngày 30/4 cũng là sự kiện đánh dấu việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Một đêm dài kết thúc và ngày mới bắt đầu ngay từ thời điểm ấy. Làm sao có thể tưởng tượng được cảm xúc vỡ òa trong lòng chúng tôi. Vui mừng thay nhưng sao nước mắt lại dâng trào. Đó là vì giấc mơ giờ đã trở thành hiện thực.
Sau Hiệp định Paris, khi đó là Hội Liên hiệp Việt kiều, đã cùng với các Hội đoàn khác như: Hội Phật tử, hội Công giáo… tổ chức Tết với sự tham gia của nhiều thành phần.
Tiếp theo chiến thắng Buôn Mê Thuột 10/3, chúng tôi tin tưởng rằng chiến thắng cuối cùng sẽ không còn xa, chỉ còn tính từng ngày mà thôi.
Bất ngờ, rạng sáng 30/4, lúc 4 giờ (giờ Pháp), đài phát thanh của Pháp cho biết, xe tăng của quân Giải phóng đã vào đến Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất).
Một đêm dài kết thúc và ngày mới bắt đầu ngay từ thời điểm ấy. Làm sao có thể tưởng tượng được cảm xúc vỡ òa trong lòng chúng tôi. Vui mừng thay nhưng sao nước mắt lại dâng trào. Đó là vì giấc mơ giờ đã trở thành hiện thực.
Diễu hành mừng chiến thắng trên đường phố Paris ngày 1/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Diễu hành mừng chiến thắng trên đường phố Paris ngày 1/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 1/5/1975, Việt kiều cùng 500 nghìn người dân Pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) diễu hành trên đường phố Paris, giơ cao các biểu ngữ ngợi ca chiến thắng của nhân dân Việt Nam cùng với ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tất cả những điều đó làm chúng tôi nhớ lại ngày nào Bác Hồ đã từng xuống đường nhân ngày Quốc tế Lao động vào những năm 1919-1920.
Trong tất cả các cuộc đấu tranh của chúng tôi trong những năm ấy, chúng tôi đã luôn luôn nhận được cảm tình sâu sắc, sự ủng hộ nhiệt tình và sự giúp đỡ hiệu quả của nhân dân cũng như của các tổ chức, hội đoàn tiến bộ Pháp.
Trong ngày vui đại thắng, chúng tôi nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Tháng Năm năm đó, bà con Việt kiều cùng với đại diện tất cả các tổ chức chính trị và tôn giáo trong cộng đồng đã tổ chức long trọng mừng ngày sinh Bác Hồ với khẩu hiệu: “Việt kiều tại Pháp mừng miền nam hoàn toàn giải phóng / Tổ quốc Độc lập- Tự do/Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch”.
Phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp luôn sát cánh với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc trong những mốc lịch sử của dân tộc.
Hội Người Việt Nam tại Pháp luôn hãnh diện và tự hào về cội nguồn lịch sử của mình, bắt đầu từ “Nhóm những người An Nam yêu nước” do Bác Hồ thành lập năm 1919.

Cộng đồng người Việt tại Pháp xuống đường mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: TTXVN)
Cộng đồng người Việt tại Pháp xuống đường mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: TTXVN)
Tuần hành chào mừng Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất tổ chức ngày 6/5/1975 trên đường phố Paris. (Ảnh: Lê Tấn Xuân/TTXVN)
Tuần hành chào mừng Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất tổ chức ngày 6/5/1975 trên đường phố Paris. (Ảnh: Lê Tấn Xuân/TTXVN)
Diễu hành mừng chiến thắng 30/4 trên đường phố Paris ngày 1/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Diễu hành mừng chiến thắng 30/4 trên đường phố Paris ngày 1/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo.
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo.
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo: Chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng đất nước
Sự kiện 30/4 là sự kiện vô cùng trọng đại đối với toàn dân tộc Việt Nam cả ở trong nước và ngoài nước.
Để có ngày 30/4 là cả một quá trình, cá nhân tôi theo dõi qua đài, báo chí từ thắng lợi của chiến dịch giải phóng Quảng Trị rồi dần dần mới đến ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam 30/4.
Khi được tin xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập... cảm xúc của tôi khi đó rất vui mừng, tôi hét to lên sung sướng.
Chúng tôi vẫn thường dùng từ "Đồng hành cùng đất nước, song hành cùng với cách mạng Việt Nam" từ khi tôi còn nhỏ cho đến ngày 30/4 và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Tôi còn nhớ đầu những năm 70 khi lần đầu tiên tôi được tham gia biểu diễn trong Đại hội âm nhạc quốc tế lớn, hôm đó chúng tôi biểu diễn bài “Tuyến lửa”.
Hội Liên hiệp Việt Kiều và Hội Trí thức đã tổ chức buổi hòa nhạc “Sáu giờ cho Việt Nam” tập hợp được một số nhà soạn nhạc nổi tiếng, trong đó có nhóm năm nhạc sĩ nổi tiếng của Pháp và đặc biệt là một số nhạc công, nhạc sĩ biểu diễn không lấy thù lao để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Tôi cho rằng đây là buổi hòa nhạc đã tập hợp các bạn bè Pháp ủng hộ cho Việt Nam rất có ý nghĩa.
Ông Bùi Thanh Tùng, nguyên Tổng thư Ký hội người Việt Nam tại Pháp.
Ông Bùi Thanh Tùng, nguyên Tổng thư Ký hội người Việt Nam tại Pháp.
Ông Bùi Thanh Tùng, nguyên Tổng thư Ký hội người Việt Nam tại Pháp: Không có niềm vui nào lớn hơn khi được tin đất nước thống nhất
Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, báo chí tại Pháp đề cập nhiều hơn đến cuộc chiến ở Việt Nam.
Khi đó tôi thường theo dõi báo L'Humanité và Le Monde. Tôi còn nhớ vào chiều và tối ngày 29/4, tin tức từ đài, báo đưa tin quân Giải phóng tiến vào sát Sài Gòn. Tình hình diễn biến rất nhanh, chúng tôi gọi điện thoại rồi gặp gỡ để trao đổi, ai cũng vui mừng và nhận định rằng Sài Gòn sắp giải phóng.
Và điều đó đã đến, khoảng gần 7 giờ sáng ngày 30/4 (giờ Pháp), tôi rất vui mừng và xúc động khi nghe tin trên đài phát thanh được biết quân giải phóng đã cắm cờ lên nóc Dinh Độc Lập…
Các báo lớn của Pháp hôm sau đều đăng trên trang nhất về miền nam hoàn toàn giải phóng, nước Việt Nam thống nhất.
Vậy là ngày đất nước hòa bình, thống nhất đã đến sau bao năm dài đất nước bị chia cắt, hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, người dân chịu nhiều đau khổ, mất mát, hy sinh.
Với tôi đây là niềm vui vô bờ bến, không có niềm vui nào lớn hơn khi được tin đất nước thống nhất.
Ông Võ Sĩ Đàn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp
Ông Võ Sĩ Đàn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp
Ông Võ Sĩ Đàn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: Khó có thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi đó
Dù đã 40 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in cảm xúc của tôi khi nhận được tin miền nam giải phóng, đất nước thống nhất. Tôi cũng đã tìm hiểu thêm về các cuộc kháng chiến của dân tộc, biết thêm về sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong nước và càng thấm thía ý nghĩa của Chiến thắng 30/4.
Bà con Việt kiều tại Pháp tự hào đã góp phần nhỏ bé vào cuộc đấu tranh cùng với bà con trong nước ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt trong thời gian đàm phán Hiệp định Paris, và các cuộc đấu tranh sau đó đã đi đến thắng lợi. Tôi thấy mình đã góp phần nhỏ bé vào chiến thắng đó.
Việc tranh thủ những người ủng hộ góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước là việc làm thường xuyên của chúng tôi.
Sau Hiệp định Paris 1973 chúng tôi càng làm tích cực hơn nữa, vận động bạn bè Pháp, những người còn chưa tham gia và thậm chí cả những người còn đang chống đối.
Với khẩu hiệu hòa giải dân tộc, chúng tôi đi tiếp xúc với họ. Việc này cũng không dễ vì có người họ chưa tin, có người còn ủng hộ Chính phủ Sài Gòn lúc đó.
Sau Hiệp định Paris, nhiều người cảm thấy thời cuộc đã thay đổi, chúng tôi có điều kiện thuận lợi hơn cho việc gặp gỡ, tiếp xúc với họ.

Bạn bè Pháp chúc mừng Hiệp định Paris được ký kết để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Bạn bè Pháp chúc mừng Hiệp định Paris được ký kết để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Đường phố gần Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber chật kín người vẫy cờ chào đón hai đoàn đám phán của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Đường phố gần Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber chật kín người vẫy cờ chào đón hai đoàn đám phán của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Khung cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber trong lúc chờ đón hai đoàn đàm phán của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Khung cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber trong lúc chờ đón hai đoàn đàm phán của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Ông Đoàn Hữu Trung.
Ông Đoàn Hữu Trung.
Ông Đoàn Hữu Trung: Mai mốt có thể về thăm nhà được rồi
Bối cảnh cách đây 40 năm khác lắm. Khi đó nhà tôi chưa có điện thoại nên khi cần liên lạc với Hội thì phải gọi từ chỗ làm việc. Nhưng tôi có may mắn nhà ở gần phái đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Những ngày gần cuối tháng Tư tôi theo dõi chặt chẽ trên báo chí, nghe đài phát thanh biết quân giải phóng đã tiến vào cửa ngõ Sài Gòn.
Sáng 30/4, trên đường đi làm, tôi ghé vào phái đoàn và được các anh chị thông báo miền nam đã giải phóng, đất nước thống nhất, mai mốt có thể về Việt Nam thăm gia đình được rồi.
Cảm xúc của tôi khi đó mừng lắm, không thể diễn tả được. Sau đó tôi đến cơ quan làm việc. Khi đến nơi tôi thông báo tin nóng hổi với những người bạn Pháp, các bạn kéo đến chúc mừng.
Ngày 1/5 mọi người đi mít-tinh mừng Sài Gòn giải phóng rất đông. Tôi không thể nào quên được cảm xúc khi đó.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt nam tại Pháp.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt nam tại Pháp.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, thành viên Hội đồng cố vấn, Hội Người Việt nam tại Pháp: Tôi đã khóc khi nghe tin đất nước thống nhất
Tôi nhớ như in những kỷ niệm không bao giờ phai ngày 30/4. Trước đó vào đêm 29/4 tôi đã nghe tin quân giải phóng đã vào gần tới Sài Gòn, nhưng tôi không ngờ là nhanh như vậy.
Sáng 30/4, khi tôi ngủ dậy lúc 7 giờ sáng (giờ Pháp), tôi nghe radio nói, những chiếc xe tăng của quân giải phóng húc đổ cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập. Lúc đó tôi tưởng mình như đang nằm mơ, tôi thay quần áo chỉnh tề rồi đứng đó khóc.
Với niềm vui sướng, tôi cứ đi lang thang ra ngoài, chỉ biết là đi dọc phố Gobelins, nơi Bác Hồ từng sống trong thời gian hoạt động tại Pháp rồi ra bờ sông Seine.
Niềm sung sướng dâng trào không thể diễn được. Giờ đất nước mình đã độc lập tự do, đã có tiếng nói, đó là những kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được. Chúng tôi rất tự hào và hãnh diện về chiến thắng 30/4.
Được tin miền nam giải phóng, rất nhiều người đã gọi điện chúc mừng. Ngay cả người Pháp, chúng tôi thấy họ cười với mình, vui với mình.
Sau ngày 30/4, khi đó tôi làm ở Viện Pasteur, mọi người mang rượu sâm-panh đến bắt tay chúc mừng, và rất nhiều người khác họ gọi điện thoại chúc mừng, trong đó có ông Giám đốc Viện Pasteur.
Ông Ngô Kim Hùng, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Pháp
Ông Ngô Kim Hùng, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Pháp
Ông Ngô Kim Hùng, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Pháp: Báo chí Pháp đóng góp phần quan trọng đối với sinh viên Việt Nam về nhận thức
Cảm xúc của tôi khi được tin Sài Gòn giải phóng là rất vui mừng, sung sướng đến rơi nước mắt. Khi bắt đầu hoạt động trong Hội, tôi bị chính quyền Sài Gòn cắt giấy tờ và tôi lo gia đình ở Sài Gòn bị chính quyền làm khó dễ. Giờ Sài Gòn giải phóng tôi sẽ được về thăm gia đình.
“Hồi đó, tôi còn là sinh viên, tranh thủ bạn bè sinh viên để giúp Việt Nam ủng hộ cuộc đấu tranh. Báo chí Pháp góp phần quan trọng đối với sinh viên Việt Nam về nhận thức. Khi nói chuyện với sinh viên mình phải khéo léo, không thể lấy chủ trương đường lối trong nước ra nói thẳng mà phải lồng ghép vì họ cho rằng mình đứng một phía, qua các bài báo đăng trên tờ Le Monde và các báo khác rồi qua các cuốn sách của người Pháp để tuyên truyền. Hồi đó báo chí Pháp đưa tin hàng ngày về chiến tranh tại Việt Nam. Các sinh viên Việt Nam sang Pháp thời kỳ đó có muốn nhắm mắt làm ngơ cũng không được".
Tuần hành chào mừng Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất tổ chức ngày 6/5/1975 trên đường phố Paris. (Ảnh: TTXVN)
Tuần hành chào mừng Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất tổ chức ngày 6/5/1975 trên đường phố Paris. (Ảnh: TTXVN)
Đa số các bài viết trên báo Le Monde, đặc biệt là của Jean Lacouture, đều ủng hộ cuộc đấu tranh của Việt Nam. Báo chí Pháp đã giúp chúng tôi rất nhiều. Đóng góp của nhân dân Pháp cũng vô cùng lớn. Để tuyên truyền vận động trong cộng đồng, lúc bấy giờ chúng tôi cũng phải nỗ lực học tập, đọc tài liệu, chuẩn bị lập luận sao cho thuyết phục nhất”.
Với các bác, những năm tháng hoạt động sôi sục, không chỉ ở Paris mà còn ở các thành phố khác trên nước Pháp, xuống đường biểu tình đấu tranh đòi độc lập, tự do cho dân tộc, đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, đòi chấm dứt ném bom tàn phá miền bắc. Từ sau ngày đất nước thống nhất, họ vẫn tiếp tục vận động, quyên góp về xây dựng đất nước, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, gia đình có hoàn cảnh khó khăn… đó là những kỷ niệm không thể nào quên.
Và khó có thể kể hết những đóng góp to lớn của Hội người Việt Nam tại Pháp mà tiền thân là “Nhóm người An Nam yêu nước” do Bác Hồ, lúc đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1919, đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước kia và công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Với những đóng góp to lớn đó, Hội người Việt Nam tại Pháp đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.


E-Magazine | Nhandan.vn
Nội dung: KHẢI HOÀN và ĐÌNH TUẤN
Biên tập và trình bày: XUÂN BÁCH - VÂN THANH - HOÀNG LINH
Ngày xuất bản: 29/04/2015