LƯỢC GHI Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI PHIÊN BẾ MẠC HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN QUỐC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 "MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY" NGÀY 29/2/2012

(Bài đăng trong Cuốn Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2015)

Dưới đây là nội dung lược ghi.

Thưa các đồng chí,

Sau hai ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí hào hứng, dân chủ, Hội nghị cán bộ toàn quốc của chúng ta đã hoàn tất những công việc theo chương trình đề ra. Các đồng chí đã tham gia rất có trách nhiệm, đông đủ; cả các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mặc dù công việc rất nhiều, nhưng đã tham gia tất cả các buổi họp. Riêng điều đó đã nói lên tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm cao của chúng ta đối với Hội nghị này.

Các đồng chí đã được nghe giới thiệu những nội dung cần thiết và được cung cấp những tài liệu cơ bản; đã tham gia thảo luận với gần 700 lượt ý kiến. Ý kiến đều rất thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm cao, vừa nói ý kiến của mình, vừa phản ánh những thông tin, dư luận của cơ sở, địa phương, đơn vị các đồng chí công tác.

Tất cả ý kiến của các đồng chí đã được Văn phòng Trung ương tổng hợp; sáng nay còn nhận được nhiều văn bản mà các đồng chí góp ý kiến, sửa trực tiếp vào các dự thảo. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều nhất trí rất cao với Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị; không có ý kiến nào nói khác; có chăng chỉ là hỏi thêm hoặc đề nghị giải thích rõ một số điểm. Riêng đối với dự thảo Kế hoạch của Bộ Chính trị để triển khai thực hiện Nghị quyết thì các đồng chí đóng góp nhiều ý kiến. Các dự thảo Hướng dẫn thực hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng thì có nhiều ý kiến hơn.

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ảnh: TTXVN

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ảnh: TTXVN

Về Hội nghị của chúng ta, các đồng chí đều đánh giá rất cao; cho rằng việc Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc lần này, ở tầm mức này, với cách làm như thế này là rất cần thiết, bổ ích để cùng nhau quán triệt, thống nhất nhận thức, thống nhất hành động. Qua phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, nhất là trong các đồng chí lão thành, đông đảo cán bộ, đảng viên đều rất đồng tình, ủng hộ. Thậm chí có ý kiến gọi đây là Hội nghị Diên Hồng; có ý kiến nói đây là hội nghị chính trị đặc biệt. Hôm qua, có tờ báo rút tít, bình Hội nghị của chúng ta mang vóc dáng của một Hội nghị chính trị đặc biệt.

Qua ý kiến ở các tổ đều thấy hồ hởi; có đồng chí bày tỏ: trước đây, khi nghe qua Nghị quyết, Chỉ thị thì rất lo, không biết cách làm thế nào, nhưng đến đây qua nghe giới thiệu các văn bản và qua thảo luận thì thấy tin hơn, yên tâm hơn, thấy rõ các biện pháp, cách làm cụ thể, về dễ thực hiện và làm thống nhất. Tôi xin báo cáo như thế để chúng ta vui mừng với những việc  chúng ta đang làm, yên tâm với những bước chúng ta đang đi; không có gì phải chập chờn, băn khoăn cả.

Ý kiến đều rất thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm cao, vừa nói ý kiến của mình, vừa phản ánh những thông tin, dư luận của cơ sở, địa phương, đơn vị các đồng chí công tác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đồng chí đánh giá cao Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và  các  bài  phát  biểu của Tổng Bí thư khai mạc, bế mạc Hội  nghị Trung ương và bài phát biểu tại Hội nghị này. Tôi xin cảm ơn các đồng chí, nhưng cũng cần nói rõ, đây không phải là ý kiến của cá nhân Tổng Bí thư. Tôi chỉ là người biểu đạt, truyền đạt ý kiến, tư tưởng chỉ đạo của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương. Các đồng chí đánh giá cao như vậy là đánh giá cao Trung ương, đánh giá cao Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Hội nghị cũng hoan nghênh việc chuẩn bị của các Ban, các cơ quan trong một thời gian ngắn đã rất tích cực, khẩn trương chuẩn bị, cả Chỉ thị, dự thảo Kế hoạch và một loạt văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, một số đồng chí cũng góp ý là văn bản nhiều quá, nhất là các văn bản hướng dẫn; có văn bản chưa thật khớp với Nghị quyết và Chỉ thị; và giữa các văn bản cũng có chỗ chưa khớp nhau; từ dùng có khi chưa chuẩn; phân công chưa thật rõ. Các đồng chí góp rất đúng. Bộ Chính trị sẽ có cuộc họp tiếp thu một cách nghiêm túc, đầy đủ, chỉ đạo để tất cả các bộ phận rà soát lại thật kỹ rồi mới ký, ban hành.

Sau đây, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư nói thêm một số vấn đề, làm rõ thêm một số nội dung mà các đồng chí quan tâm hoặc còn băn khoăn. Đại thể có sáu nhóm vấn đề:

Nhóm vấn đề thứ nhất, có ý kiến vẫn còn băn khoăn, lo là Nghị quyết thực hiện thế nào? Mừng rồi, có thể tin rồi, rõ cách làm rồi, nhưng vẫn thấy khó lắm, liệu có làm được không, cách làm thế nào? Tâm trạng chung trong xã hội hiện nay cũng là như thế. Tâm trạng đó là có thật.

Nhưng cũng phải nói lại là sắp ra trận mà cứ lo đánh có thắng hay không, thế thì làm sao có nhuệ khí. Nếu đã quyết tâm làm thì phải tìm mọi cách để làm, khó mấy cũng phải làm, làm cho bằng được, vì nếu không làm là nguy cơ đối với Đảng và chế độ.

Nếu đã quyết tâm làm thì phải tìm mọi cách để làm, khó mấy cũng phải làm, làm cho bằng được, vì nếu không làm là nguy cơ đối với Đảng và chế độ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chúng ta không chủ quan, duy ý chí, nhưng làm gì cũng phải có niềm tin thì mới quyết tâm được, chưa làm đã ngập ngừng thì có nên không? Mong các đồng chí hết sức thấm thía điều này và truyền cho bên dưới ý này. Chúng ta đã đề ra chủ trương đúng, dân đang ủng hộ, đi đâu cũng thấy dân nói. Người ta rất  quan  tâm, nhiều bức thư viết rất xúc động, rất tâm huyết.

Cho  rằng "Nghị quyết đã thổi một luồng sinh khí mới",  là "Nghị quyết của ý Đảng lòng dân", "là Nghị quyết lịch sử", "từ trẻ đến già đều hưởng ứng"... Có đồng chí nói là đã làm công tác tổ chức hơn 30 năm nay, chưa bao giờ có một Hội nghị thế này. Chúng ta quyết tâm cao, lại được dân ủng hộ, tại sao lại không tin là làm được?

Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị. Ảnh: TTXVN

Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị. Ảnh: TTXVN

Có đồng chí băn khoăn là thời gian làm liệu có gấp quá không, phải hết sức thận trọng. Điều này rất đúng. Tôi cũng đã nói nhiều lần: Phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan, không nóng vội, làm bước nào chắc bước đó. Qua ý kiến các đồng chí, sắp tới Bộ Chính trị sẽ họp, tiếp thu, giãn tiến độ ra, làm như dự kiến hiện nay e là quá cập rập. Chúng ta còn có biết bao nhiêu công việc phải làm. Nhiệm vụ thường xuyên vẫn phải làm, chẳng lẽ để kinh tế trôi đi đâu thì đi? Rồi còn an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại?

Tháng 5 họp Quốc hội, tháng 10 họp Quốc hội, bao nhiêu việc phải chuẩn bị. Đó là chưa kể còn có những công việc đột xuất, đối phó với thiên tai, bão lũ,... Cho nên ý kiến các đồng chí là rất có lý, chúng tôi đồng ý theo hướng cần phải giãn tiến độ, làm từng bước vững chắc.

Cột cờ Hà Nội. Ảnh: TRẦN HẢI

Cột cờ Hà Nội. Ảnh: TRẦN HẢI

Cột cờ Hà Nội. Ảnh: TRẦN HẢI

Cột cờ Hà Nội. Ảnh: TRẦN HẢI

Nhóm vấn đề thứ hai, xung quanh việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Đây là vấn đề rất quan trọng, hệ trọng nhưng cũng cực kỳ khó, mà lại là khâu mở đầu mấu chốt, cho nên phải tính toán kỹ. Ở đây có mấy khía cạnh, tôi muốn nói rõ thêm:

Một là, về nội dung kiểm điểm, tự phê bình và phê bình có liên quan đến phạm vi và thời gian. Có đồng chí hỏi: chúng ta vừa mới kiểm điểm cuối năm, bây giờ làm, cuối năm lại làm, thế thì có trùng lắp nhau không? Nội dung kiểm điểm là gì?

Chỗ này, đề nghị các đồng chí phải nắm rất chắc Nghị quyết, Chỉ thị, dự thảo Kế hoạch, tất cả đều đã nói rất rõ: Lần này chúng ta làm không giống và không trùng với kiểm điểm công tác cuối năm. Kiểm điểm cuối năm là kiểm điểm công việc hằng năm, hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ? Nguyên nhân khách quan, chủ quan ở đâu? Có gì cần phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo? Đó là công việc thường xuyên năm nào cũng phải làm.

Nhưng lần này là một đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Tập trung vào ba nội dung: Một, về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, gắn với việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm của cấp ủy tổ chức đảng và từng đảng viên, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái. Hai, những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ; tình trạng một số trường hợp bố trí cán bộ không đúng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, quản lý, sự phát triển  của ngành, địa phương, nhất là trong quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ. Ba, việc thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyền hạn trách nhiệm cá nhân. Trong ba nội dung này thì nội dung thứ nhất là xuyên suốt, trọng tâm, cấp bách.

Có đồng chí hỏi về mốc thời gian kiểm điểm thì tính từ nhiệm kỳ nào, từ năm nào? Với những nội dung nêu trên thì không có sự đứt đoạn về thời gian; không có nhiệm kỳ cho phẩm chất đạo đức, lối sống, tư duy, tư tưởng,... Như tên của Nghị quyết đã nói  rõ: "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", có nghĩa là cho đến thời điểm hiện nay, về ba nội dung trên tập thể, đơn vị và cá nhân anh đang thế nào, có ưu khuyết gì? Thực trạng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, gắn với thực hiện 19 điều đảng viên không được làm ra sao?

Hôm qua, chúng ta đã công bố công khai Quy định về những điều đảng viên không được làm để toàn Đảng, toàn dân biết và giám sát. Bây giờ kiểm điểm cứ bám vào 19 điều ấy mà trả lời. Anh có viết bài tán phát, nói trái đường lối, nghị quyết không? Có làm trái quy định trong việc quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng, của Nhà nước không? Có đưa, nhận, môi giới hối lộ không? Có can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người thân được bổ nhiệm, đề bạt không? Có lợi dụng chức quyền để cho người thân, gia đình, vợ con vụ lợi, thế  này, thế khác không? Có dùng công quỹ để mang biếu xén không? Tổ chức cưới xin cho con thế nào,… Hôm trước, Bộ Chính trị nói là cứ lấy cái đó ra mà kiểm điểm.

Có đồng chí hỏi sự suy thoái về tư tưởng chính trị là gì? Về đạo đức, lối sống là gì? Sắp tới còn phải cụ thể hóa thêm, nhưng trong Nghị quyết đã nói rất rõ:

Sự suy thoái tư tưởng chính trị thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc, không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng.

Sự suy thoái tư tưởng chính trị thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc, không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng.

Cứ từng điểm mà rà lại xem mình thế nào? Có thật lòng vì chủ nghĩa xã hội và kiên định đường lối, lý tưởng của Đảng không? Cương lĩnh đã nói, Nghị quyết đã nói, có nói khác ra bên ngoài không, nhất là đưa lên các phương tiện thông tin truyền thông, trả lời phỏng vấn, kiểm điểm xem có không? Lĩnh vực tư tưởng chính trị nó trừu tượng lắm, không đo đếm được. Trong chiến tranh, ra trận sống chết biết ngay, còn bây giờ thì rất khó, có khi yêu bảo là ghét, ghét bảo là yêu.

Hôm họp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi đã nói: nhiều khi trong đầu nghĩ thế nhưng lại không nói thế; nói thế mà lại không làm thế. Phải thật sự nghiêm túc chỗ này, vì đây là vấn đề cốt tử. Vì sao Liên Xô sụp đổ? Vì anh phản bội lại lý tưởng, anh cơ hội, hữu khuynh, tê liệt sức chiến đấu, không phản ứng trước những hiện tượng nói bậy, nói sai; đảng viên nói trái đường lối, Cương lĩnh, không khép mình vào tổ chức kỷ luật, thế thì làm sao Đảng có sức mạnh được?

Vừa rồi tôi có dịp nghe ý kiến một số đồng chí lão thành, các đồng chí đó đều lo tình trạng phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu. Ngày xưa các cụ rất nhiệt tình, kiên định cách mạng, chả ngại gì, nhịn đói đi hoạt động cách mạng, tù tội chả sợ, sống chết vì Đảng, bây giờ thì khó được như vậy.

Chẳng chịu học hành, nghiên cứu gì, về là chỉ thấy đi giao lưu, chè chén, vui vẻ, thế thì gay quá. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nhưng tư tưởng, ý nghĩ ở trong đầu, đo đếm thế nào? Người ta nghĩ khác nói khác, nói một đằng, làm một nẻo, đi nước ngoài quan hệ thế nào, ai kiểm tra, kiểm soát. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có đúng không, hay tự đặt mình lên trên tập thể, ra ngoài tổ chức; phân công công tác có nhận không, hay chạy hết chỗ này chỗ khác, "cho em" chỗ nọ, chỗ kia.

Như hôm nọ tôi nói, nội bộ họp xong, ra ngoài biết hết, nhất là trong công tác cán bộ. Thân quen thì nói: tớ ủng hộ cậu đấy, nhưng tại vì ông A, ông B cho nên cậu không được... Thế là sai nguyên tắc, gây rối nội bộ, lấy lòng một người nhưng phá cả tổ chức, bây giờ có chấn chỉnh không? Từng đồng chí kiểm điểm xem mình có chuyện này không, sinh hoạt đảng có đều không, có thật coi trọng công tác xây dựng Đảng không, hay chỉ nặng chuyên môn, họp Đảng là rất ngại? Cứ bào mòn dần, mòn dần từng bước như thế rồi sẽ dẫn tới đâu? Nói "thoái hóa" là như thế, "tự chuyển hóa" là như thế. Cho nên phải kiểm điểm hết sức sâu sắc vấn đề này, tập trung vào cái này, lấy ý kiến các đồng chí khác cũng nêu câu hỏi để người ta trả lời vào những vấn đề này, không nói chung chung.

Lĩnh vực tư tưởng chính trị nó trừu tượng lắm, không đo đếm được. Trong chiến tranh, ra trận sống chết biết ngay, còn bây giờ thì rất khó, có khi yêu bảo là ghét, ghét bảo là yêu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ nào? Tôi chỉ nói qua qua, nếu nói kỹ thì dài lắm, nhiều lắm. Trong Nghị quyết đã nói rõ, sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, cá nhân thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng  phí, bè phái cục bộ, mất đoàn kết; phong cách thì quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống thì xa hoa, hưởng  lạc,...  Kể cả trong cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả người đương chức và nghỉ hưu.

Trong nghị quyết nói thế, bản thân mình có không? Rất nhiều lần đi cơ sở, tôi vẫn nói với anh em cán bộ xã: ra thăm đồng gì mà dân thì lội bùn cày cấy ở dưới ruộng, cán bộ đứng trên bờ mặc com-lê đi giày, có người che ô, chướng quá, Bác Hồ làm thế à? Thế mà cứ hô khẩu hiệu là học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ!

Xuống với dân, làm việc với cơ sở mà cứ phải có khẩu hiệu: "Nhiệt liệt chào mừng đồng chí về thăm làm việc". Việc nhỏ này thôi mà cũng có lắm lý sự; nhưng quan trọng là phải biết nghe dân. Dân người ta nói không phải chuyện tốn kém, mà là tác phong, phong cách. Cái đó có phải là quan cách không? Học Bác Hồ thì học luôn đi, chứ chờ cơ chế gì, tốn tiền, tốn của gì?

Bây giờ các đồng chí có biết ca dao hò vè người ta nói gì không? Chắc là biết, nghe nhiều hơn tôi: "Họp thì có người ghi, đi thì có người chở, ở thì có người chăm, nằm thì có người bóp,...". Nói với nhau rồi cười cho vui, nhưng nghe nó đau xót lắm, đụng đến một cái gì rất thiêng liêng. Đó là phẩm chất đạo đức chứ còn gì nữa. Lối sống thì đi đâu, ăn chơi thế nào, đến khách sạn nào, có ai, em út, đệ tử ruột, đệ tử gì giúp đỡ? Có cờ bạc, rượu chè bê tha không? Tại sao người ta kêu, người ta mất niềm tin?...

Kiểm điểm là kiểm điểm những vấn đề như thế, đi thẳng vào. Và tôi cũng đề nghị là các bản hướng dẫn nên nêu câu hỏi, cứ thế mà trả lời, những vấn đề cụ thể như thế có hay không? Tại ai, tại cái gì? Tại cơ chế à? Tại khách quan à? Hay tại mình không chịu tu dưỡng, rèn luyện?

Vấn đề đánh giá, bố trí cán bộ, Nghị quyết chỉ ra là một số trường hợp chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, lãnh đạo. Có không? Tại sao người ta nói chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy chỗ, chạy bằng cấp, chạy thi đua, chạy dự án... Hỏi chạy ai? Ai chạy? Bây giờ, thưa các đồng chí nghe rất là đau, rất nặng nề: "Đi" lại "chạy", cấp dưới "chạy" lên cấp nữa. Đã thành câu vè nhiều năm nay: "đi nặng thì về nặng, đi nhẹ thì về nhẹ, đi không thì về không". Nó là thế nào?  Trong  công  tác cán bộ thì "Thứ nhất là quan hệ, thứ nhì là tiền tệ, thứ ba là hậu duệ, thứ tư mới đến trí tuệ". Nó là cái gì?

Về vai trò của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể, với tổ chức, với cấp ủy, trong Nghị quyết, trong phát biểu đã phân tích nhiều rồi. Không xác định rõ được trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, cứ nhập nhằng, sai thì đổ cho tập thể, thành tích thì nhận của mình. Độc đoán, chuyên quyền. Có người làm sầy vẩy ốc ra, nhưng có va vấp một cái là bắt đầu thành kiến. Tất cả những cái đó chúng ta có sửa không? Các đồng chí hỏi nội dung kiểm điểm lần này là những gì thì tôi xin nói rõ: lần này là kiểm điểm những cái đó đấy ạ.

Về vai trò của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể, với tổ chức, với cấp ủy, trong Nghị quyết, trong phát biểu đã phân tích nhiều rồi. Không xác định rõ được trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, cứ nhập nhằng, sai thì đổ cho tập thể, thành tích thì nhận của mình. Độc đoán, chuyên quyền. Có người làm sầy vẩy ốc ra, nhưng có va vấp một cái là bắt đầu thành kiến. Tất cả những cái đó chúng ta có sửa không? Các đồng chí hỏi nội dung kiểm điểm lần này là những gì thì tôi xin nói rõ: lần này là kiểm điểm những cái đó đấy ạ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Với những nội dung nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng lần này kiểm điểm không giống như kiểm điểm công tác cuối năm. Mốc thời gian là cho đến bây giờ, ở thời điểm hiện nay, không có nhiệm kỳ nào cả; tuy nhiên cái gì có liên quan tới công tác thì liên hệ, liên hệ sự tác động trong tập thể ấy, cá nhân anh thế nào, anh có chịu trách nhiệm gì không, hay là vô can.

Hai là, về đối tượng phải kiểm điểm, nơi kiểm điểm, có đồng chí hỏi, đảng viên chúng tôi kiểm điểm cuối năm rồi, bây giờ có phải kiểm điểm nữa không? Chỉ tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp trên thôi chứ? Thế là chưa đọc kỹ Nghị quyết, chưa đọc kỹ Chỉ thị rồi! Trong Chỉ thị nói rằng, tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, đều phải tiến hành kiểm điểm. Bệnh tật này đâu phải chỉ có ở cán bộ lãnh đạo, quản lý; đâu phải đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, đảng viên ở cơ sở thì chỉ đứng ngoài mà quan sát, mà "phán", chờ xem "các ông" làm thế nào, coi như mình vô can. Tất cả đều phải kiểm điểm trên cương vị của mình, về những vấn đề nêu trên.

Tại sao chỉ nghĩ đến cán bộ lãnh đạo và quản lý, hiểu như thế là lệch, chỉ có cấp trên làm thôi lại càng lệch; ở dưới cơ sở cũng có lắm chuyện lắm chứ, dân người ta kêu ca thế nào? Đương nhiên, nói về cách làm thì làm từ trên xuống dưới, làm để nêu gương, cán bộ cấp trên phải nêu gương, chứ không phải chỉ làm ở bên trên. Đối tượng là như thế.

Tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, đều phải tiến hành kiểm điểm.

Về nơi kiểm điểm, có đồng chí hỏi là kiểm điểm ở đâu? Vấn đề này trong Chỉ thị của Bộ Chính trị cũng đã nói rõ, các đồng chí cấp ủy viên thì kiểm điểm ở chi bộ, ban thường vụ, nơi không có Ban thường vụ thì kiểm điểm ở cấp ủy hoặc ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan; nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn thì làm ở tập thể lãnh đạo cơ quan; còn các đảng viên khác thì kiểm điểm tại chi bộ đang sinh hoạt.

Ba là, về cách làm, các đồng chí có hỏi: Trên dưới? Ai làm trước, ai làm sau? Có làm thí điểm không? Cách lấy ý kiến? Cách gợi ý? Phạm vi, đối tượng, cách làm thế nào? Trong cuộc họp kiểm điểm thì thứ tự trước, sau ra sao? Mức độ thời gian dành bao nhiêu? Cách thông báo kết quả kiểm điểm thế nào? Công khai đến đâu? Thông báo đến nơi nào? Hình thức thông báo như thế nào?,... Rất nhiều vấn đề. Hiện nay mới phác phác ra như thế để các đồng chí góp ý kiến thêm.

Nhưng trong Chỉ thị và Dự thảo Kế hoạch nói rồi; tôi cũng nói nhiều lần rồi. Tôi xin nhắc lại: Cách làm trước tiên là không chờ phải mở hội nghị, không chờ cơ chế, chính sách, từng đồng chí bây giờ xem lại mình luôn đi. Còn chờ gì nữa.

Nếu qua Hội nghị này, các đồng chí thống nhất rồi, mai kia các đồng chí quán triệt xuống bên dưới, tất cả đồng tình rồi, từng đồng chí tự kiểm điểm mình luôn. Trên những nội dung này, mình tự soi lại mình xem, đơn vị mình xem, gia đình mình xem, con cái mình xem, có gì cần điều chỉnh thì điều chỉnh ngay đi. Thế là tốt nhất. Kêu gọi lòng tự giác. Còn chờ đến khi đưa ra Hội nghị rồi phải xử lý kỷ luật, đấy là hạ sách. Chờ để pháp luật xử lý là hạ sách! Pháp luật là tối thượng nhưng nhân văn cũng rất quan trọng. Pháp trị nhưng phải có đức trị. Người Á Đông ta là thế!

Thời Bác Hồ thì có bao nhiêu luật, nhưng một tấm gương của Bác, một động tác, một việc làm của Bác thôi nó có sức mạnh lan tỏa biết bao nhiêu! Thiêng liêng biết bao nhiêu! Có chiều sâu xa biết bao nhiêu! Người ta vô cùng kính trọng. Xử lý theo luật pháp có khi còn "đẻ số" ra, mai kia còn thù oán nhau mãi. Nói pháp lý nhưng còn có đạo lý. Có cái pháp luật không cấm nhưng lương tâm, đạo đức không cho phép làm, đạo lý dân tộc không cho phép làm. Vậy cái nào thiêng liêng hơn? Cái nào sâu xa, bền vững hơn? Cái nào niềm tin vững chắc hơn?

Cho nên tôi cứ nói đi, nói lại, chẳng phải chờ gì cả, ngay bây giờ mỗi người chúng ta tự điều chỉnh mình đi. Có chạy chọt gì không; quà cáp, biếu xén với dụng ý gì? Có tư túi, lợi ích nhóm không? Có cục bộ không? Có trung thành với Đảng không? Có thật lòng trong sáng không? Chờ gì nữa! Nếu được như thế là tuyệt vời. Tự điều chỉnh mình là tuyệt vời, nó sẽ tạo ra niềm tin sâu sắc, bền vững.

Tự điều chỉnh mình là tuyệt vời, nó sẽ tạo ra niềm tin sâu sắc, bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đương nhiên, ở đời không thể chỉ trông vào tự giác được. Nhiều người bảo: "Khó lắm, ông ơi. Các cụ ta đã nói rồi, "phải bắt tận tay, day tận trán" thì mới nhận. Quan hệ nam nữ cứ phải bắt được quả tang thì mới chịu nhận, nếu không thì khó lắm". Khó thì mới phải có tổ chức, có tập thể góp ý kiến, giúp đỡ. Góp ý kiến chân tình rồi mà vẫn không nhận, không nghe thì phải xử lý, phải thi hành kỷ luật.

Nếu vi phạm pháp luật Nhà nước thì phải xử lý theo pháp luật, cần thì đưa ra Tòa. Rồi còn nhân dân giám sát, Mặt trận giám sát, báo chí giám sát, công luận lên án, hằng năm tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm,... Lần này chúng ta dùng biện pháp tổng hợp, nhiều hình thức hỗ trợ nhau, thế cơ mà. Anh không tự giác cũng không được, có phải không?

Còn làm trên trước hay dưới trước? Có làm đồng loạt không, có làm thí điểm không? Trong Chỉ thị, Kế hoạch cũng nói rồi: Cấp trên làm trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau. Cá nhân người đứng đầu làm trước, lần lượt cứ như thế. Làm xong, xem đã đạt yêu cầu chưa, nếu chưa được thì làm lại, rồi thông báo kết quả. Đương nhiên, rồi đây còn phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết. Làm từng bước như thế, nhưng không có nghĩa là làm cắt khúc, xong đoạn này mới đến đoạn kia. Mỗi địa phương về, mình vận dụng, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Trung ương; không nhất thiết làm đồng loạt.

Bốn là, về cách lấy ý kiến, gợi ý như thế nào? Phạm vi đối tượng là những ai? Góp ý bằng giấy hay góp tại hội nghị? Có gửi văn bản xuống trước không? Lấy ý kiến thì độ chính xác đến đâu? Công khai đến đâu? Các đồng chí lo cái này rất là đúng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã bàn rất cẩn thận.

Ở trong Chỉ thị của Bộ Chính  trị  đã  nói  rất  rõ: Trước khi mở hội nghị kiểm điểm phải chuẩn bị thật kỹ, phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội cùng cấp và các đồng chí nguyên là ủy viên cùng cấp. Nhiều đồng chí góp ý là nên lấy ý kiến cả ngành ngang (không chỉ lấy ngành dọc) để bảo đảm tính khách quan hơn.

Có đồng chí đề xuất nên có một công văn thống nhất nêu yêu cầu, tiêu chí, cách làm, rồi gửi phiếu, ai muốn góp ý cho ai thì góp, ai muốn góp cho tổ chức nào thì góp, không nhất thiết là trong ngành, trong đoàn thể của mình, rồi gửi về địa chỉ ấy, như thế được không?

Xin phép các đồng chí, việc này để cho Bộ Chính trị bàn kỹ thêm rồi chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương có hướng dẫn cụ thể. Riêng về cách lấy phiếu tín nhiệm, có đồng chí băn khoăn nếu không cẩn thận sẽ không phản ánh đúng, sẽ thiên lệch. Cho nên, phải thống nhất với nhau có tiêu chí đánh giá và trong lòng phải thật công tâm, trong sáng, chứ trước khi chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm lại đi vận động, tác động hoặc gọi điện "ủng hộ tớ nhé, bỏ phiếu cho tớ nhé" thì làm sai lệch. Và phải giám sát, nếu có ai làm việc đó thì phải có thái độ.

Đây là dịp để chúng ta hiểu cán bộ, là căn cứ để xem xét sắp tới có đưa vào quy hoạch cán bộ không. Mặt khác, cũng phải đề phòng trường hợp người sắp được lấy phiếu tín nhiệm "co lại", giữ mình, chả dám làm gì, sợ làm thì có đụng chạm, lại bị mất phiếu.

Năm là, sau đợt kiểm điểm này thì thế nào? Thưa các đồng chí, trong Chỉ thị của Bộ Chính trị nói, sau khi kiểm điểm, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải báo cáo kết quả với cấp trên và thông báo việc tiếp thu ý kiến góp ý với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý. Nơi nào cá nhân nào làm không đạt yêu cầu phải kiểm điểm lại. Kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác, không tự nhận và không khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã nêu ra.

Kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác, không tự nhận và không khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã nêu ra.

Sau đợt kiểm điểm này thì làm thành nền nếp hằng năm, cuối năm kết hợp với kiểm điểm về nhiệm vụ công tác, đồng thời lấy phiếu tín nhiệm. Định kỳ có hình thức thích hợp thông báo kết quả kiểm điểm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết; định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp.

Sáu là, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình có xử lý kỷ luật không? làm thế nào để bảo vệ được người phê bình, chống trù dập? Như trên tôi đã nói, vi phạm kỷ luật đảng thì phải xử lý theo kỷ luật đảng; vi phạm pháp luật của Nhà nước thì phải xử  lý theo pháp luật của Nhà nước. Nhưng kiểm điểm, phê bình không phải chỉ cốt để kỷ luật được nhiều thì mới là thành tích. Tốt nhất là giúp cho đồng chí mình tự thấy "vết nhọ trên trán" để "chùi" nó đi, trị bệnh cứu người!

Còn làm thế nào để bảo vệ được người góp ý kiến, chống trù dập, cái này rất quan trọng. Các đồng chí ở bộ phận hướng dẫn nên có quy chế về vấn đề này, nêu rõ chỗ này. Tâm trạng chung bây giờ là biết đấy, nhưng nói làm gì cho dại. Đôi khi không phải là động cơ xấu đâu, mà là sợ bị trù dập. Người ta còn phải lo bát cơm, manh áo, quyền lợi chứ. Bây giờ đảng viên là người lao động với chủ doanh nghiệp hay nhân viên với thủ trưởng mà phê bình thì có khi "ông ấy" trù cho bằng chết, thì thôi im đi, tâm lý này rất nhiều. Phải có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người chống tham nhũng, những người tham gia phê bình.

Bảy là, chỉ đạo báo chí thế nào trong tự phê bình và phê bình?

Ban Tuyên giáo Trung ương phải có hướng dẫn chặt chẽ, cụ thể.

Đây là việc làm thường xuyên, bình thường, lâu dài, trong nội bộ Đảng. Đương nhiên là có cái phải công khai, nhưng không phải tất  cả đều đưa lên mặt báo. Có những cuộc họp chỉ trong nội bộ thôi; phê bình cốt là để giúp nhau tự thấy, để sửa mình; nói ra bên  ngoài để làm gì? Nếu ai đó nói ra ngoài thì phải có cơ chế xử lý. Còn công khai những nội dung nào thì phải có quy định cụ thể, không để các thế lực xấu lợi dụng. Chỉ đạo báo chí không có nghĩa là bóp nghẹt dân chủ, ngăn cản  báo chí như có người xuyên tạc. Chúng ta coi báo chí, công luận là một kênh quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng cơ mà.

Tôi gần 30 năm làm báo, tôi rất thông cảm với anh em báo chí. Nhưng mà phải có kỷ luật, kỷ cương; vì đây là mặt trận tư tưởng của Đảng, người làm báo là những chiến sĩ trên mặt trận này. Từng đảng viên là nhà báo dịp này cũng phải thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Các đồng chí lãnh đạo cơ quan báo chí, trước hết là các đồng chí Trung ương, tổng biên tập có quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương không, có thực hiện đúng Quy định những điều đảng viên không được làm không?

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: TRẦN HẢI

Nhóm vấn đề thứ ba là các đồng chí đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm, lưu ý một số vấn đề, như phải có cơ chế làm sao để lựa chọn cán bộ cho chính xác, đúng người có đức có tài; phải khẩn trương nghiên cứu để sớm có chính sách đãi ngộ cán bộ cho công bằng; quan tâm đúng mức hơn vấn đề giáo dục, bồi dưỡng lý luận, tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên; có biện pháp chấn chỉnh các tổ chức cơ sở đảng; việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,... Các đồng chí lưu ý các vấn đề đó là rất đúng. Chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chuẩn bị các cơ chế, chính sách và có biện pháp chỉ đạo giải quyết cụ thể.

Nhóm vấn đề thứ tư là các đồng chí đề nghị giải thích một số khái niệm.

Có đồng chí nêu là "tư tưởng chính trị" hay "chính trị tư tưởng" hay "chính trị, tư tưởng" (có dấu phẩy sau từ chính trị)? Hôm trước Bộ Chính trị cũng bàn vấn đề này. Hai cách nói đó không khác nhau nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp nhau. Ta thường nói xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nói chính trị là nói Cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị, hệ tư tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị,... Về tư tưởng thì cũng có rất nhiều thứ tư tưởng: tư tưởng cá nhân, tư tưởng cục bộ, tư tưởng bản vị, tư tưởng bè cánh...

Về tổ chức thì có nguyên tắc tổ chức, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc. Nếu nói "suy thoái về chính trị, tư tưởng" thì "suy thoái về chính trị" có nghĩa là suy thoái về đường lối rồi, suy thoái về định hướng rất cơ bản rồi. Ở đây nói tư tưởng chính trị là tư tưởng mang tính chính trị, có nghĩa là anh theo khuynh hướng chính trị nào, anh đứng trên lập trường nào, anh theo quan điểm nào, anh đứng về phía ai, bảo vệ ai?

Tôi đã xem lại các nghị quyết trước đây về xây dựng Đảng đều viết là "suy thoái về tư tưởng chính trị", thậm chí có chỗ nói mức độ hơn là "nhận thức tư tưởng chính trị", hàm ý là do nhận thức chưa tốt dẫn đến suy thoái tư tưởng chính trị, còn bây giờ nếu quy vào suy thoái về chính trị thì nặng quá, lớn quá. Cho nên dùng "suy thoái về tư tưởng chính trị" thì phù hợp hơn.

Các đồng chí hỏi "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ", "lỗi hệ thống" là thế nào? Nghe nó mới mới, lạ lạ. Thưa các đồng chí, gần đây những thuật ngữ này hay được dùng, chắc là ảnh hưởng theo cách của nước ngoài. Thôi để các nhà khoa học nghiên cứu cho nó chuẩn xác về nội hàm, khái niệm. Ta hiểu nôm na, phổ thông có phải thế này không: Nói "lợi ích nhóm" đơn giản là lợi ích cục bộ, móc ngoặc với nhau theo kiểu "ông mất chân giò, bà thò chai rượu", đôi bên cùng có lợi, chung nhau làm ăn vì lợi ích cục bộ. Nhưng bây giờ nhiều khi không chỉ là quan hệ giữa hai bên, hai người mà đã thành "đường dây", "sự ăn cánh" của một nhóm người, mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung.

Ngày xưa, Mác đã từng nói: khi mà tư bản đầu sỏ tài chính cấu kết với quyền lực chính trị thì nó chi phối xã hội ghê gớm lắm!

Còn về "tư duy nhiệm kỳ" thì đúng là gần đây mới dùng. Khi phát biểu ở Trung ương tôi rất thận trọng, để trong ngoặc kép (" "). Nó có cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, nhưng ở đây là theo nghĩa tiêu cực. Ý là tranh thủ trong nhiệm kỳ này mình lên phải làm cái gì để đánh bóng, để lại "dấu ấn", chạy cho được mấy dự án, làm cho được một vài công trình.

Vậy thì mặt tích cực cũng có nhưng mà sắp nghỉ đến nơi rồi, thời gian cuối làm vừa vừa thôi "để hạ cánh an toàn", cố gắng tranh thủ đề bạt người thân quen của mình vào; mình về nghỉ là cài cắm được người thân quen vào. Tư duy nhiệm kỳ chỉ nhìn thấy trước mắt, không nhìn thấy lâu dài. Trước mắt có lợi ích để đánh bóng mình, còn lâu dài nó thế nào thì mặc thế hệ sau, các khóa sau. Chắc "tư duy nhiệm kỳ" là hiểu theo như thế.

Còn "lỗi hệ thống" cũng được dùng gần đây. Tôi hiểu lỗi hệ thống là nói về bản chất, về cơ cấu, về hệ tư tưởng. Cho nên trong bài phát biểu khai mạc vừa rồi tôi có nói là, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chưa giải quyết được mà ngày càng sâu sắc hơn, và khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tài chính vừa qua là biểu hiện của mâu thuẫn và sự bế tắc này. Đây là lỗi hệ thống, có nghĩa là sai từ trong bản chất, từ trong cơ cấu, cơ chế cơ bản. Gần đây, có một số người nói là ta phải sửa lỗi hệ thống, chắc là với hàm ý phải sửa từ gốc, từ hệ tư tưởng, quan điểm, chứ không phải là từng việc, từng việc?!

Nhóm vấn đề thứ năm, các đồng chí góp nhiều vào các văn bản dự thảo hướng dẫn. Ý chung các đồng chí nói là nhiều văn bản quá và có cảm giác là chưa kỹ, còn vội, có điểm còn chưa khớp  nhau. Các đồng chí góp ý, chúng tôi thấy nhiều điểm rất hợp lý. Thực ra, ban đầu chỉ định tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết nhưng sau khi lắng nghe ý kiến các Ban, nhân dịp này tranh thủ báo cáo với các đồng chí lãnh đạo các ngành, các cấp biết những công việc đang làm và đóng góp ý kiến vào các bản dự thảo hướng dẫn để các Ban tập huấn cho ngành dọc của mình, về làm cho thống nhất.

Nhưng như phần trên tôi đã nói, các dự thảo văn bản được chuẩn bị trong điều kiện rất vội, có thể chưa đầy đủ; sau khi lấy ý kiến các đồng chí, sẽ hoàn thiện thêm, chỗ nào chưa khớp nhau thì phải điều chỉnh lại. Văn bản hướng dẫn là rất quan trọng, đôi khi không nhớ nghị quyết bằng hướng dẫn đâu, phải làm rất cẩn thận, cụ thể. Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo làm tiếp việc này.

Nhóm vấn đề thứ sáu, có đồng chí nêu là tại sao lần này không lập ban chỉ đạo, mà lại lập bộ phận thường trực, như thế thì có gì khác nhau? Trung ương đã bàn và đã quyết định vấn đề này. Bộ Chính trị chấp hành ý kiến của Trung ương là không lập ban chỉ đạo. Vì bây giờ nhiều ban chỉ đạo quá, ban nào cũng mời các đồng chí lãnh đạo đầu ngành để cho có vị thế quan trọng, nhưng trên thực tế không thể đi họp hết được, lại cử anh em khác đi thôi. Cho nên nghe thì nó có vẻ quan trọng nhưng thực tế thì hiệu quả thấp, mà khó làm việc.

Không lập ban chỉ đạo nhưng phải phân công một số đồng chí thường trực giúp Bộ Chính trị (ở Trung ương) và ban thường vụ (ở cấp ủy các cấp) chỉ đạo. Cụ thể là: trên Trung ương là Tổng Bí thư, đồng chí  Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung  ương, Chủ nhiệm ủy ban  Kiểm tra Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Ở dưới tỉnh cũng có cách làm tương tự như vậy. Những bộ phận này thường xuyên phải chỉ đạo cho ý kiến, giải quyết công việc hằng ngày; còn khi có gì khó, quá thẩm quyền thì sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị hoặc ban thường vụ. Ở trên Trung ương lâu nay đã thành truyền thống là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ngồi lại cho ý kiến chỉ đạo. Nếu khó hơn nữa thì đưa ra bàn, xin ý kiến Bộ Chính trị, như thế nó thiết thực và có hiệu quả cao hơn.

Đề nghị các địa phương cũng làm tương tự theo mô hình này, cách này. Còn có thể gia giảm về số lượng tham gia bộ phận thường trực thì tùy từng địa phương xem xét, quyết định.

Một ý nữa, các đồng chí đề nghị là phải có hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết cho các  cấp ở địa phương. Như tôi đã nói, trên cơ sở những nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch và hướng dẫn chung ở trên này về từng ngành, từng địa phương các đồng chí phải vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình cho phù hợp. Tinh thần là phải thật nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất với yêu cầu chung.

Đó là sáu nhóm vấn đề mà các đồng chí nêu ra, tôi xin nói thêm và làm rõ như vậy, có thể còn chưa đầy đủ. Nhưng tất cả những điều này tôi nói đúng theo tinh thần Nghị quyết và Chỉ thị, còn các dự thảo Kế hoạch và Hướng dẫn thì sắp tới Bộ Chính trị sẽ họp, bàn kỹ, tiếp thu tối đa ý kiến các đồng chí rồi sẽ quyết định cuối cùng.

Thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân tộc, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ảnh: TRẦN HẢI

Thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân tộc, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ảnh: TRẦN HẢI

Thưa các đồng chí,

Với tinh thần rất khẩn trương, công việc thì nhiều và sắp tới việc còn nhiều lắm mà các đồng chí đã dành cho hai ngày rưỡi họp như thế này là cực kỳ quý báu và quan trọng. Hy vọng sau Hội nghị này, chúng ta có thêm những thông tin mới, nhất là quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, có thêm khí thế mới, quyết tâm mới, niềm tin mới để chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Đảng của chúng ta dứt khoát phải mãi mãi vững mạnh và mãi mãi trường tồn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đương nhiên, còn nhiều nội dung của nhiều nghị quyết quan trọng khác nữa chúng ta phải đồng thời thực hiện, chứ không phải đóng cửa để xây dựng Đảng. Cố gắng làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết tốt hơn; nhiệm vụ chính trị hoàn thành xuất sắc hơn; được nhân dân tin yêu hơn, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng gắn bó máu thịt hơn. Đảng của chúng ta dứt khoát phải mãi mãi vững mạnh và mãi mãi trường tồn.

Nếu các đồng chí đồng ý như vậy thì xin kết thúc Hội nghị tại đây. Chúc các đồng chí sức khỏe, gia đình hạnh phúc, mọi sự tốt đẹp!

Trình bày: Ngô Hương
Ảnh: Trần Hải; Đăng Khoa; TTXVN