
Qua 5 năm thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.

Thực hiện đồng bộ, bài bản
Tính đến nay tỉnh Hà Tĩnh đã đánh giá công nhận 352 sản phẩm trong đó có 253 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP gồm: 7 sản phẩm 4 sao và 246 sản phẩm 3 sao.
Các sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc sản, đặc hữu của các địa phương trong tỉnh, như: Bưởi phúc trạch, Nhung hươu, Cam khe mây, Cam giòn, Nước mắm Kỳ Anh, Mực Cửa Nhượng,...; một số sản phẩm đã có chỉ dẫn địa lý, như: Kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, Nhung hươu; một số sản phẩm đang tạo lập và phát triển thương hiệu tập thể, từng bước kết nối và mở rộng sản xuất và tiêu thụ, như: Bánh đa nem Hà Tĩnh, nhung hươu Hà Tĩnh; các làng nghề truyền thống đã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP: trầm hương, bánh đa nem... Hiện nay tỉnh đang dần hình thành vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị từ đó gắn kết người sản xuất đến người tiêu dùng, sản phẩm từng bước được khẳng định trên thị trường là động lực thúc đẩy và phát triển kinh tế nông thôn.
Các chủ thể tham gia Chương trình đã được nâng lên về nhận thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường.
Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP gia tăng giá trị thông qua chế biến và xúc tiến thương mại; một số sản phẩm từ sản xuất và tiêu thụ nhỏ lẻ nay đã mở rộng quy mô, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, từ đó tăng doanh thu bán hàng lên từ 2-5 lần, như: Nước mắm Phú Khương, nước mắm Luận Nghiệp, Nhung hươu Hiền Ngọc, Nem chua Ý Bình, mật ong Cường Nga...
Kẹo Cu đơ Thư viện, sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh.
Kẹo Cu đơ Thư viện, sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh.
Các sản phẩm chế biến từ nhung hươu của cơ sở sản xuất Hiền Ngọc.
Các sản phẩm chế biến từ nhung hươu của cơ sở sản xuất Hiền Ngọc.
Nem chua Ý Bình, sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh.
Nem chua Ý Bình, sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng của chủ cơ sở trong việc nâng cao chất lượng, kết nối thị trường tiêu thụ, đến nay nhiều sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã chinh phục khách hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn và thậm chí xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng của chủ cơ sở trong việc nâng cao chất lượng, kết nối thị trường tiêu thụ, đến nay nhiều sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã chinh phục khách hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn như: voso, postmart, sendo...và thậm chí xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Để đạt được kết quả trên, bên cạnh các cơ chế, chính sách của Trung ương, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP một cách đồng bộ, tạo động lực cho các cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP và tích cực tham gia xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên cả nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP được tỉnh quan tâm, đẩy mạnh; tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại và các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP từ đó từng bước tạo kênh phân phối riêng; định kỳ hằng năm tổ chức các sự kiện vinh danh, giới thiệu, kết nối và bán sản phẩm OCOP trong tỉnh, ngoài tỉnh và các nước trong khu vực; phối hợp Trung ương Đoàn tổ chức sự kiện bán hàng trực tuyến trên nền tảng tiktok thu hút được hàng trăm đơn hàng trong thời gian ngắn…
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tĩnh cho biết: Sau khi tham gia chương trình OCOP các chủ cơ sở đã từng bước nâng cao nhận thức, nhiều cơ sở đã được chỉnh trang nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển sản xuất bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Công tác vệ sinh môi trường; bao bì nhãn mác, quy cách đóng gói ngày càng hoàn thiện, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; công tác xúc tiến thương mại được thực hiện bài bản, theo kịp xu hướng; sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Chương trình OCOP làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh
Có thể nói, Chương trình OCOP đã làm thay đổi căn bản nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đông đảo các chủ cơ sở trẻ ở Hà Tĩnh. Các cơ sở chủ động kết nối giao thương, được mời tham gia các diễn đàn lớn, hàng hóa sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại các sự kiện lớn nhỏ trong cả nước. Thương hiệu sản phẩm và thương hiệu cá nhân được nâng lên một tầm vóc mới.
Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ cơ sở Nhung hươu Chiến Sơn.
Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ cơ sở Nhung hươu Chiến Sơn.
Nhờ tham gia chương trình OCOP người dân từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" đã dần chuyển sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và khơi dậy được khát vọng vươn lên làm giàu, biến những người nông dân tự ti thành những doanh nhân đầy tự tin, sáng tạo, thể hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ cùng nông dân phát triển, tạo ra sản phẩm đa dạng, sản phẩm tử tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Nhờ tham gia chương trình OCOP người dân từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" đã dần chuyển sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và khơi dậy được khát vọng vươn lên làm giàu
Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ cơ sở Nhung hươu Hiền Ngọc cho biết, trước đây, cơ sở chị kinh doanh nhỏ lẻ, máy móc thiết bị sấy thủ công, thiếu bảo chứng thương hiệu nên nhiều khách hàng khá e dè khi quyết định mua. Sau khi tham gia OCOP, doanh nghiệp được địa phương tạo điều kiện tham gia xúc tiến thương mại, được tư vấn bài bản từ quy trình sản xuất cho tới thiết kế mẫu mã, bao bì, và cả định hướng kinh doanh.
“Tỉnh cũng hỗ trợ vốn đầu tư máy móc công nghệ tiên tiến, giúp các cơ sở sản xuất được tiếp cận với cách làm hiện đại, tạo ra các sản phẩm đa dạng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, công việc kinh doanh của chúng tôi ngày một thuận lợi, lượng khách hàng ngày càng tăng lên, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, đời sống bà con khấm khá hơn nhiều”, chị Hiền phấn khởi.
Quyết tâm đưa sản phẩm nước mắm truyền thống của xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tới những thành công mới, doanh nhân trẻ Đặng Đình Minh, người luôn đau đáu việc phát triển thương hiệu nước mắm Luận Nghiệp chia sẻ: “Tôi muốn tiếp tục đưa nước mắm Luận Nghiệp tới người tiêu dùng cả nước cũng như vươn ra thị trường quốc tế, qua đó tiếp tục bảo đảm sinh kế cho bà con ngư dân ở địa phương, cũng như góp phần xây dựng thương hiệu của các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh”.
Chị Nguyễn Thị Thanh Bình, Phụ trách Chương trình OCOP, văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh chia sẻ về bí quyết thành công của các chủ cơ sở sản xuất tại Hà Tĩnh: “Chương trình OCOP mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho các chủ thể khi tham gia, nhưng để thương hiệu phát triển mạnh hơn, chính các chủ cơ sở phải là người nắm bắt các cơ hội, và phải luôn giữ được động lực sẵn sàng xông lên”. Chị Bình cũng khẳng định rằng chương trình OCOP của Hà Tĩnh sẽ luôn đồng hành cùng người dân để phát triển bền vững các ngành nghề truyền thống địa phương.
Một công đoạn làm mắm tại cơ sở sản xuất nước mắm Luận Nghiệp.
Một công đoạn làm mắm tại cơ sở sản xuất nước mắm Luận Nghiệp.
Nước mắm Kỳ Phú.
Nước mắm Kỳ Phú.
Từ những kết quả trên, có thể khẳng định rằng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế nông thôn bền vững, là động lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Do vậy, cần tiếp tục kiên trì thực hiện Chương trình và có cơ chế chính sách thỏa đáng nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân OCOP làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, họ là người liên kết, dẫn dắt nông dân biết sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng với yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm; quan tâm cao công tác quảng bá, xúc tiến thương mại; tăng cường công tác quản lý thực hiện Chương trình, nhất là việc kiểm tra, hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trong lòng người tiêu dùng.
Xuất bản: 11/2024
Nội dung và trình bày:
XUÂN BÁCH-
PHƯƠNG NAM-NGỌC BÍCH
Ảnh: HÀ NAM