Chuyển mình theo hướng kinh tế xanh, Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều mô hình thực tiễn, chính sách đồng bộ với các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương. Tuy nhiên, để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình này, việc hoàn thiện sớm khuôn khổ pháp lý là điều kiện tiên quyết, yếu tố then chốt tạo nền tảng phát triển bền vững.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, tài nguyên thiên nhiên suy giảm nghiêm trọng và tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. 

Tại tỉnh Quảng Trị, quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua nhiều mô hình thực tiễn, chính sách đồng bộ và các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Với tiềm năng lớn về gió và bức xạ mặt trời, Quảng Trị đã thu hút đầu tư nhiều dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Gio Linh và Vĩnh Linh trước đây.

Với tiềm năng lớn về gió và bức xạ mặt trời, Quảng Trị đã thu hút đầu tư nhiều dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Gio Linh và Vĩnh Linh trước đây.

Thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tỉnh Quảng Trị đã lồng ghép các mục tiêu về tăng trưởng xanh trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hằng năm. Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng, đặc biệt ưu tiên về lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tại Quảng Trị, đã và đang hình thành một số mô hình kinh tế gắn với tăng trưởng xanh, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của địa phương. 

Với tiềm năng lớn về gió và bức xạ mặt trời, Quảng Trị đã thu hút đầu tư nhiều dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Gio Linh và Vĩnh Linh trước đây.

Tỉnh Quảng Trị tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng, đặc biệt ưu tiên về lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tỉnh Quảng Trị tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng, đặc biệt ưu tiên về lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tính đến cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 20 nhà máy điện gió, 3 nhà máy điện mặt trời, 10 nhà máy thủy điện và 151 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất phát điện thương mại là 1.119,5 MW, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2020, trong đó các dự án năng lượng tái tạo chiếm phần lớn tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính và tạo việc làm cho lao động địa phương. 

Ngoài ra, còn có một số dự án điện gió, dự án thủy điện và điện khí đã được phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Tỉnh cũng đang từng bước phát triển lưới điện thông minh và cơ chế thu hút đầu tư vào hạ tầng năng lượng xanh.

Về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, một số hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Cam Lộ, Triệu Phong trước đây đã tiên phong triển khai các mô hình canh tác lúa, dược liệu theo hướng tự nhiên, hữu cơ gắn với chuỗi giá trị khép kín. Các mô hình này áp dụng nguyên tắc tuần hoàn, bao gồm xử lý phụ phẩm và chất thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường không chỉ nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn góp phần phục hồi hệ sinh thái đất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương tiên phong trên cả nước trong việc triển khai trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC gắn với phát triển rừng bền vững và đang hướng đến xây dựng mô hình rừng tín chỉ carbon, phù hợp với xu thế phát triển thị trường carbon trong tương lai góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và tạo thêm cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính xanh.

Một số doanh nghiệp chế biến gỗ, cao su, thủy sản tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu áp dụng các mô hình tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước thải, tái chế phụ phẩm, bước đầu tạo nền tảng cho chuyển đổi sang công nghiệp xanh, phát thải thấp.

Cùng với đó, các mô hình du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Khu vực biển Cửa Tùng-Cửa Việt hay làng văn hóa Vân Kiều- Pa Kô được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, gắn với bảo vệ rừng, tài nguyên biển, và tăng sinh kế cho cộng đồng địa phương. Mô hình này cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân và du khách về bảo vệ hệ sinh thái.

Một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Tỉnh cũng đã phát động phong trào “nói không với nhựa dùng một lần” và tăng tỉ lệ thu gom rác thải ven biển.

Những mô hình này không chỉ góp phần tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần quan trọng để Quảng Trị phát triển mô hình kinh tế xanh phù hợp với điều kiện địa phương và định hướng chiến lược của quốc gia.

Trong bối cảnh phát triển bền vững và tăng cường bảo vệ môi trường, tỉnh Quảng Trị đã xác định việc nâng cao Chỉ số Xanh cấp tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng và chiến lược. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số thành phần, đồng thời thúc đẩy sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Quảng Trị tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các công nghệ sản xuất sạch và giảm khí thải. Tỉnh cũng đặt mục tiêu cải thiện đáng kể điểm số thành phần liên quan trong năm 2025. Các sáng kiến như áp dụng công nghệ tái chế và năng lượng tái tạo đã được triển khai, đặc biệt tại khu vực miền núi và các khu kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh đó, chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. 

Nhờ vậy, chỉ số Xanh cấp tỉnh năm 2024 của tỉnh Quảng Trị đạt 24,48 điểm, tăng hơn 5 điểm so với năm 2023 (đạt 19,08 điểm). Đáng chú ý, cả 4 chỉ số thành phần của Quảng Trị đều tăng điểm so với năm trước. Đây là kết quả khá ấn tượng, phản ánh rõ nỗ lực của chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 

Những kết quả trên cho thấy tỉnh Quảng Trị đang chú trọng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với các mục tiêu chính là phát triển ngành năng lượng hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và các mục tiêu phát triển. 

Nhà máy điện gió tại tỉnh Quảng Trị góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính.

Nhà máy điện gió tại tỉnh Quảng Trị góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Trị, sự phát triển nhanh của các dự án năng lượng tái tạo cùng lượng công suất rất lớn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo đấu nối lên lưới điện khu vực dẫn đến nguy cơ công suất truyền tải trên lưới điện tăng cao, gây quá tải hệ thống lưới điện trong khu vực, tiềm ẩn sự cố lưới điện truyền tải đang đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện đối với ngành điện.

Bên cạnh đó, còn nhiều thách thức đặt ra do ý thức cộng đồng chưa đồng đều, công nghệ xử lý rác còn hạn chế, tình trạng xả thải chưa kiểm soát vẫn diễn ra ở một số nơi.

Trao đổi với Báo Nhân Dân, đề cập đến một số khó khăn trong phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị), nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chỉ ra, hiện nay, khuôn khổ pháp lý phục vụ cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống và bất cập. Một số vấn đề mới, có tính chất nền tảng như kinh tế tuần hoàn, tín chỉ carbon, mua sắm công xanh, đầu tư xanh, thị trường vốn xanh, hay hệ thống phân loại xanh (taxonomy) vẫn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành. Nhiều nội dung còn đang ở dạng định hướng chính sách, chưa đủ tính ràng buộc pháp lý, dẫn đến việc không thể triển khai thực tế hoặc triển khai rất khó khăn, thiếu nhất quán. Đặc biệt, chúng ta hiện chưa có một khung pháp lý tổng thể và thống nhất về tài chính xanh – đây là một trong những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp không thể tiếp cận hiệu quả các nguồn lực, chính sách ưu đãi, cũng như các cơ hội hợp tác quốc tế. 

"Chúng ta hiện chưa có một khung pháp lý tổng thể và thống nhất về tài chính xanh – đây là một trong những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp không thể tiếp cận hiệu quả các nguồn lực, chính sách ưu đãi, cũng như các cơ hội hợp tác quốc tế". 
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị)

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Bên cạnh đó, việc thiếu các quy định chi tiết về danh mục chuyển đổi xanh cũng khiến doanh nghiệp lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, hay liệu ngành nghề của mình có thuộc diện được hỗ trợ hay không. Các cơ chế huy động nguồn lực quốc tế như các quỹ hỗ trợ biến đổi khí hậu, các khoản vay xanh, cũng không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu nền tảng pháp lý rõ ràng. 

Theo các chuyên gia, thực tế cho thấy, lĩnh vực kinh tế xanh còn khá mới, có tính liên ngành cao, chịu tác động từ cả yếu tố toàn cầu và nội địa. Trong khi đó, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn nặng tính quản lý theo ngành dọc, thiếu các cơ chế phối hợp liên ngành linh hoạt và hiệu quả.

Quy trình xây dựng và cập nhật pháp luật còn chậm so với tốc độ biến động của thực tiễn. Các cam kết quốc tế về khí hậu, phát triển bền vững chưa được thể chế hóa kịp thời vào pháp luật trong nước, khiến quá trình chuyển đổi xanh bị “đứt gãy” giữa chính sách và thực tiễn.

Trong khi đó, năng lực thể chế và thực thi ở một số cơ quan còn hạn chế, từ khâu thiết kế chính sách đến tổ chức triển khai. Chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro và lợi ích đủ mạnh giữa Nhà nước và doanh nghiệp, khiến khu vực tư nhân còn dè dặt, chưa mặn mà đầu tư vào các mô hình xanh, nhất là trong bối cảnh các chính sách hỗ trợ hiện nay còn phân tán, chưa đủ hấp dẫn.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: TIẾN NHẤT)

Do vậy, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là điều kiện tiên quyết. Cần sớm xây dựng và ban hành các luật riêng về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thị trường tín chỉ carbon, đồng thời thiết lập một cơ chế điều phối liên ngành thống nhất để bảo đảm thực thi hiệu quả.

Đại biểu nhấn mạnh, việc không có quy định rõ ràng về danh mục ngành nghề xanh, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chí đánh giá, cũng như thiếu thông tin minh bạch về các chính sách ưu đãi khiến doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch đầu tư, tiếp cận vốn vay ưu đãi hoặc các chương trình hỗ trợ quốc tế.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến chuyển đổi xanh nhưng lúng túng vì "không biết bắt đầu từ đâu", "liên hệ với ai", hoặc "ngành của mình có nằm trong diện được hỗ trợ hay không" – như chia sẻ của một số doanh nghiệp trong ngành bao bì, chế biến nông sản, và năng lượng sạch. Đây chính là minh chứng rõ cho sự thiếu cụ thể, thiếu minh bạch và thiếu cơ chế đầu mối hướng dẫn thống nhất.

Để khắc phục tình trạng này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng cần tăng cường đối thoại chính sách thường xuyên giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, có cơ chế phản hồi và cập nhật chính sách kịp thời. Đồng thời, thiết lập một đầu mối rõ ràng để hướng dẫn, giải đáp, và tổng hợp phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi xanh.

Nhằm thể chế hóa đầy đủ các nội dung của Chiến lược tăng trưởng xanh, đại biểu đề xuất cần cụ thể hóa các mục tiêu, tiêu chí, cơ chế chính sách thành luật và văn bản dưới luật, tạo căn cứ pháp lý rõ ràng cho triển khai thực tế.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành luật hoặc khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn. Quy định rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mô hình sản xuất-tiêu dung-tái chế.

Chỉ khi khuôn khổ pháp lý đủ rõ, đủ mạnh và khả thi, mới có thể tạo môi trường thuận lợi để khu vực tư nhân, cộng đồng và toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xanh một cách hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị)

Song song, hoàn thiện cơ chế tín chỉ carbon và thị trường carbon trong nước theo hướng bảo đảm đồng bộ với các cam kết quốc tế của Việt Nam, tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ và giảm phát thải. Tăng cường cơ chế khuyến khích tài chính xanh để ưu tiên cho dự án xanh, sản phẩm xanh.

Đi cùng với đó là tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở để bảo đảm thống nhất trong thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương. Xây dựng cơ chế điều phối hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chính sách kinh tế xanh.

“Chỉ khi khuôn khổ pháp lý đủ rõ, đủ mạnh và khả thi, mới có thể tạo môi trường thuận lợi để khu vực tư nhân, cộng đồng và toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xanh một cách hiệu quả”, đại biểu nói.

Tính đến cuối năm 2024, tỉnh Quảng Trị có tổng công suất phát điện thương mại là 1.119,5 MW, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2020, trong đó các dự án năng lượng tái tạo chiếm phần lớn tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2024, tỉnh Quảng Trị có tổng công suất phát điện thương mại là 1.119,5 MW, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2020, trong đó các dự án năng lượng tái tạo chiếm phần lớn tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức sản xuất: Bùi Nam Đông
Nội dung: Thu Hằng
Trình bày: Thuỳ Linh
Ảnh: Báo Nhân Dân
Xuất bản: Tháng 7/2025