Vải thiều Hồng Xuân:

Quả ngọt vườn đồi thành
“ngôi sao” OCOP 5 sao quốc gia

Từ vùng đất đồi gió Lục Ngạn, nơi từng mùa vải đỏ rực khắp chân trời, vải thiều Hồng Xuân đã vượt qua bao thử thách, chuyển mình từ thứ quả quen thuộc thành biểu tượng của nông sản chất lượng cao, sánh vai cùng những thương hiệu hàng đầu.

Là sản phẩm duy nhất của Bắc Giang đạt chuẩn OCOP 5 sao quốc gia, vải thiều Hồng Xuân không chỉ là niềm tự hào của người dân Hồng Giang, mà còn là câu chuyện thành công mang tên bản lĩnh, khát vọng và sự đồng lòng.

GIEO HẠT TRÊN ĐẤT ĐỒI, KHỞI ĐẦU TỪ KHÁT VỌNG ĐỔI ĐỜI

Giữa những ngày tháng 6 rực rỡ nắng vàng, chúng tôi về với Lục Ngạn – Bắc Giang giữa mùa vải chín. Trên những con đường rợp bóng cây, không biết từ bao giờ, những đồi vải đã đổi màu từ xanh mướt thành đỏ ối, hương thơm của vải chín dịu dàng lan toả khắp nơi.

Đón chúng tôi trong căn phòng rộng, anh Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Hợp tác xã Nông nghiệp Hồng Xuân tất bật giữa cao điểm thu hoạch vải thiều. Với dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn và nụ cười thường trực trên môi, anh kể, năm nay vải thiều được mùa, được giá.

"Bắc Giang có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây vải thiều với chất lượng hàng đầu Việt Nam"

___________________

Phạm Văn Dũng
Giám đốc HTX Hợp tác xã Nông nghiệp Hồng Xuân

Chia sẻ với chúng tôi về hành trình đưa trái vải nhỏ bé đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, anh Phạm Văn Dũng nói, Bắc Giang có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây vải thiều với chất lượng hàng đầu Việt Nam. Đó là bởi sự ưu ái của thiên nhiên, chất đất feralit đỏ vàng trên nền sa thạch và phiến thạch sét, với tầng canh tác dày, khả năng thoát nước tốt, đã cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây vải.

Khí hậu bốn mùa rõ rệt của vùng Đông Bắc Bắc Giang cũng đóng một vai trò quyết định khi mùa đông đủ se lạnh để cây vải ngủ đông, tích lũy nhựa sống, phân hóa mầm hoa một cách trọn vẹn; mùa xuân ấm áp với những cơn mưa phùn nhẹ nhàng đánh thức những chùm nụ e ấp hé nở; mùa hè chan hòa nắng gió để trái vải căng mình, chín mọng, tích tụ vị ngọt tinh túy nhất của đất trời.

Chính các yếu tố “thiên thời, địa lợi” ấy đã tạo nên hương vị độc đáo, không thể trộn lẫn của trái vải thiều vùng đất Lục Ngạn.

Chính các yếu tố “thiên thời, địa lợi” ấy đã tạo nên hương vị độc đáo, không thể trộn lẫn của trái vải thiều vùng đất Lục Ngạn.

Chính các yếu tố “thiên thời, địa lợi” ấy đã tạo nên hương vị độc đáo, không thể trộn lẫn của trái vải thiều vùng đất Lục Ngạn. Vải có vỏ mỏng, đỏ au tự nhiên khi vừa độ chín, căng bóng, lớp cùi dày, trắng trong, giòn và mọng nước, hạt nhỏ, khi chín có vị ngọt đậm đà và hương thơm nồng nàn, phảng phất, đặc trưng, chỉ ngửi thôi cũng đủ thấy nao lòng, nhớ mãi.

Dù được mệnh danh là thứ trái cây tiến vua, song thời gian chín rộ rất ngắn.

Dù được mệnh danh là thứ trái cây tiến vua, song thời gian chín rộ rất ngắn.

Chất lượng tốt như vậy, nhưng không ít lần trái vải thiều rơi vào tình trạng được mùa mất giá. Dù được mệnh danh là thứ trái cây tiến vua, song do thời gian chín rộ rất ngắn, năng lực chế biến còn hạn chế, trước đây, vải thiều đã có nhiều lần rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa. Hình ảnh những chiếc xe chở vải đỏ ối, những người lái xe mồ hôi ròng ròng chờ thương lái trên các con đường dẫn vào Lục Ngạn đã trở thành hình ảnh ám ảnh không thể quên với người trồng vải.

Trong bối cảnh đó, HTX Hồng Xuân đã được thành lập từ năm 2008 tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn - vùng đất nổi tiếng với những đồi vải trải dài theo triền núi. Những năm đầu, HTX chỉ có 8 thành viên, sản xuất nhỏ lẻ trên 20ha vải thiều, không thương hiệu, không đầu ra ổn định, giá cả bấp bênh.

Thời điểm ấy, cứ đến mùa vải là cả vùng như một biển đỏ, nhưng không ai dám chắc bán được bao nhiêu, giá có đủ tiền công hái không
Ông Phạm Văn Dũng

Trước bối cảnh đó, một nhóm nông dân tâm huyết đã quyết tâm thay đổi cách làm ăn manh mún, hình thành nên HTX hoạt động theo mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ - nâng cao giá trị.

HTX Hồng Xuân đã được thành lập từ năm 2008 tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn.

"CUỘC CÁCH MẠNG" TRÊN TỪNG CÂY VẢI

Không chỉ tập trung vào trồng trọt, HTX Hồng Xuân hiểu rằng để vải “đi xa” thì cần chuẩn hóa mọi khâu sản xuất. Theo đó, HTX đã tiên phong chuyển đổi sang canh tác theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa hóa chất, thay thế bằng phân vi sinh, chế phẩm sinh học.

HTX đã tiên phong chuyển đổi sang canh tác theo hướng hữu cơ.

HTX đã tiên phong chuyển đổi sang canh tác theo hướng hữu cơ.

Trung bình mỗi năm xuất khẩu 300-400 tấn vải thiều và phấn đấu số lượng tăng dần trong những năm tới.

Trung bình mỗi năm xuất khẩu 300-400 tấn vải thiều và phấn đấu số lượng tăng dần trong những năm tới.

Sản phẩm OCOP 5 sao cần đáp ứng nhiều tiêu chí như: Là sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao, hội tụ đủ điều kiện xuất khẩu. Để đạt được các tiêu chí này là cả một quá trình vất vả, thực hiện từng bước theo phương châm "làm đến đâu chắc đến đó".

Cách đây hơn 10 năm, anh cùng các thành viên HTX nhận thức rõ chỉ có sản xuất an toàn mới nâng cao năng suất và phát triển bền vững. Hơn nữa được Nhà nước hỗ trợ, anh bắt đầu sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn xuất khẩu, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào các khâu, ghi sổ nhật ký theo dõi thường xuyên, tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chăm sóc, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục khuyến cáo. Vì thế, diện tích trồng vải chất lượng cao tăng nhanh qua các năm.

Các ngành chức năng cũng quan tâm cấp mã số vùng trồng, xây dựng thương hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở trong và ngoài nước. Đến thời điểm này, HTX có 120 ha vải được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm xuất khẩu 300-400 tấn vải thiều và phấn đấu số lượng tăng dần trong những năm tới.

Từng bước đóng gói, đóng thùng, dán tem đều phải chính xác và đạt chuẩn quốc tế.

Từng bước đóng gói, đóng thùng, dán tem đều phải chính xác và đạt chuẩn quốc tế.

Vườn vải Hồng Xuân hiện có 100% diện tích đạt chuẩn VietGAP, trong đó hơn 20ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP - tiêu chuẩn toàn cầu về nông sản an toàn. Đặc biệt, HTX đã đầu tư kho lạnh công suất 150 tấn, máy sấy lạnh, hệ thống đóng gói, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Đây là những yếu tố tối quan trọng để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Việc ghi chép nhật ký chăm bón, kiểm soát côn trùng sinh học, dùng bẫy côn trùng thông minh... đều được thực hiện bài bản.

“Chúng tôi coi mỗi quả vải như một sản phẩm công nghiệp tinh xảo. Từng bước đóng gói, đóng thùng, dán tem đều phải chính xác và đạt chuẩn quốc tế,” ông Dũng chia sẻ.

Đặc biệt, để thu hút hội viên, trong nội dung hợp tác, HTX cam kết chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các thành viên. Nhờ đó, từ 8 thành viên với 20 ha trồng vải, cam, bưởi ban đầu, đến nay, HTX đã có 18 thành viên chính thức cùng hơn 100 thành viên liên kết ở trong và ngoài tỉnh; tổng diện tích trồng cây ăn quả, rau màu hơn 180 ha. Đặc biệt, HTX có 100% diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Chúng tôi coi mỗi quả vải như một sản phẩm công nghiệp tinh xảo.

Ông Phạm Văn Dũng

Các thành viên đều chú trọng sản xuất an toàn, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng. Mỗi năm, HTX tiêu thụ hơn 4 nghìn tấn nông sản các loại (vải, cam, bưởi, nhãn…). Toàn bộ nông sản đều được cung cấp, phân phối tới các siêu thị ở nhiều tỉnh, thành phố và xuất khẩu.

Ngoài trồng trọt, anh còn đồng hành với các thành viên chăn nuôi gà sinh sản. Mỗi năm, các hộ cung cấp ra thị trường hơn 90 vạn con gà giống áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tổng doanh thu của HTX mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng.

Các thành viên đều chú trọng sản xuất an toàn, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng.

Các thành viên đều chú trọng sản xuất an toàn, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng.

Không dừng ở chất lượng, HTX Hồng Xuân quyết tâm xây dựng thương hiệu “Vải thiều Hồng Xuân” với hệ thống nhận diện riêng, bao bì thiết kế chuyên nghiệp, gắn mã QR, mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

Năm 2022, sản phẩm được xếp hạng OCOP 4 sao. Nhưng HTX không dừng lại. Họ tiếp tục đầu tư nâng cấp bao bì, cải tiến quy trình sơ chế, phối hợp với các sở ngành để hoàn thiện hồ sơ đánh giá OCOP cấp quốc gia.

Đây là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiênduy nhất của tỉnh Bắc Giang đến thời điểm này

Tháng 6/2024, vải thiều Lục Ngạn của HTX Hồng Xuân vinh dự được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Trung ương công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Đây là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Bắc Giang đến thời điểm này, cũng là một trong số rất ít nông sản tươi chưa qua chế biến của cả nước đạt 5 sao. 

"Chúng tôi không muốn vải thiều Hồng Xuân chỉ nổi tiếng trong một vụ mùa, mà phải có mặt quanh năm trong mọi gian bếp, mọi siêu thị, mọi quốc gia".

Ông Phạm Văn Dũng

"CÚ HÍCH" MỞ TOANG CÁNH CỬA XUẤT KHẨU

Chứng nhận OCOP 5 sao như một tấm “hộ chiếu vàng” giúp vải Hồng Xuân dễ dàng tiếp cận các thị trường cao cấp. Năm 2023, HTX đã xuất khẩu gần 200 tấn vải sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc và Thái Lan. Sản phẩm hiện diện tại chuỗi Tops Gourmet - siêu thị cao cấp tại Bangkok, đồng thời có mặt trong hệ thống WinMart, Saigon Co.op, AEON, Lotte Mart tại Việt Nam.

Chứng nhận OCOP 5 sao như một tấm “hộ chiếu vàng” giúp vải Hồng Xuân dễ dàng tiếp cận các thị trường cao cấp.

Chứng nhận OCOP 5 sao như một tấm “hộ chiếu vàng” giúp vải Hồng Xuân dễ dàng tiếp cận các thị trường cao cấp.

So với thời điểm chưa có OCOP, giá bán vải Hồng Xuân đã tăng thêm 15-20%, sản lượng tiêu thụ cũng tăng gấp đôi. Người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm không chỉ vì ngon mà còn vì minh bạch và uy tín.

Người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm không chỉ vì ngon...

Người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm không chỉ vì ngon...

... mà còn vì minh bạch và uy tín.

... mà còn vì minh bạch và uy tín.

Từ khi đạt OCOP 5 sao, rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước liên hệ đặt hàng, có bên yêu cầu ủy quyền phân phối độc quyền cả vùng.
Ông Phạm Văn Dũng

Sản phẩm đạt 5 sao không chỉ cần ngon...

Sản phẩm đạt 5 sao không chỉ cần ngon...

... mà còn phải có câu chuyện.

... mà còn phải có câu chuyện.

Thành công của HTX Hồng Xuân không chỉ là nỗ lực của người trồng vải mà còn có sự đồng hành sát sao của các cấp chính quyền. Bắc Giang đã hỗ trợ gần 3,5 tỷ đồng cho HTX Hồng Xuân từ các nguồn vốn nông thôn mới và chương trình OCOP.

Theo ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Giang, sản phẩm đạt 5 sao không chỉ cần ngon mà còn phải có câu chuyện, có chiến lược thị trường, có bao bì, có kênh phân phối bền vững. "Chúng tôi định hướng mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là nông sản mà còn là đại diện cho hình ảnh địa phương", ông Thành cho biết.

Chúng tôi định hướng mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là nông sản mà còn là đại diện cho hình ảnh địa phương.
Ông Lê Bá Thành

Không dừng lại ở vải tươi, HTX Hồng Xuân đang thử nghiệm các dòng sản phẩm chế biến như vải sấy lạnh, mứt vải, nước vải ép… hướng tới mục tiêu đa dạng hóa, nâng cao giá trị, giảm phụ thuộc vào mùa vụ.

Cùng với đó, HTX cũng đặt mục tiêu xây dựng trung tâm sơ chế đạt chuẩn quốc tế, nâng công suất kho bảo quản lên 300 tấn, đầu tư thêm công nghệ cấp đông nhanh để phục vụ thị trường châu Âu và Mỹ.

“Chúng tôi không muốn vải thiều Hồng Xuân chỉ nổi tiếng trong một vụ mùa, mà phải có mặt quanh năm trong mọi gian bếp, mọi siêu thị, mọi quốc gia,” ông Dũng chia sẻ với ánh mắt đầy kỳ vọng.

Danh hiệu OCOP 5 sao danh giá là kết quả của sự đồng tâm, bền chí và niềm tin vào giá trị Việt.

Danh hiệu OCOP 5 sao danh giá là kết quả của sự đồng tâm, bền chí và niềm tin vào giá trị Việt.

Câu chuyện của vải thiều Hồng Xuân là minh chứng sống động cho hành trình từ nông sản quê nhà đến sản phẩm toàn cầu.

Những người nông dân chân đất, bằng bàn tay và tinh thần yêu thương các sản phẩm nông sản đã đưa sản phẩm đến những chuyến hàng xuất khẩu tầm cao. Danh hiệu OCOP 5 sao danh giá là kết quả của sự đồng tâm, bền chí và niềm tin vào giá trị Việt.

Hơn hết, hành trình đó đang tiếp tục, như mùa vải năm nay lại chín đỏ khắp triền đồi, như khát vọng không bao giờ khô cạn của những người trồng vải Lục Ngạn...

-------------------

Ngày xuất bản: 12/7/2025
Tổ chức thực hiện: XUÂN BÁCH
Nội dung: HÀ ANH
Trình bày: NGỌC DIỆP