Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ...

Theo Liên hợp quốc, tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển bền vững nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trọng tâm của mô hình phát triển này chính là hài hòa giữa phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường, tạo sự cân bằng giữa kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tính đến nay, Liên hợp quốc đã 20 năm sử dụng và cụ thể hóa khái niệm này trong chiến lược tăng trưởng xanh của mình.

Cũng trong xu hướng phát triển này, Việt Nam, với tầm nhìn dài hạn và cam kết phát triển bền vững, đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đột phá. Mặc dù tăng trưởng xanh là một hành trình dài với nhiều chông gai, nhưng từ chính sách đến hành động thực tiễn, Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong khu vực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường.

“Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân”, Việt Nam bắt đầu bước đi trên hành trình tăng trưởng xanh từ năm 2012 với “kim chỉ nam” là Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lộ trình đầu tiên đưa Việt Nam đi đến phát triển bền vững.

Trong chiến lược này có 3 mục tiêu chính được đưa ra là: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có; khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên có giá trị gia tăng cao; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến để sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, cũng như giảm lượng phát thải khí nhà kính, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Quy trình sản xuất "xanh" tại trang trại của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Quy trình sản xuất "xanh" tại trang trại của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Để thực hiện 3 mục tiêu trên, Chính phủ đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% so với mức 2010. Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, và giữ vững mức này đến năm 2050 .Tăng trưởng xanh cũng đồng nghĩa với việc xanh hóa trong sản xuất như: khuyến khích ngành công nghiệp tận dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng kinh tế tuần hoàn, qua đó tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải, chất thải ra môi trường; xanh trong nông nghiệp hướng tới giảm phát thải khí CO2 trong trồng trọt và chăn nuôi và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức cho người dân về lối sống xanh và cải thiện chất lượng môi trường tại các đô thị lớn.

Là lĩnh vực mới, nên trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp cũng như tích cực xây dựng các cơ chế khuyến khích và hành lang pháp lý phù hợp với thực tế, đặc biệt là hoàn thiện cơ sở giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh qua Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh bao gồm 72 chỉ tiêu, được xếp theo 4 nhóm mục tiêu cụ thể là: “Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP”, “Xanh hóa các ngành kinh tế”, “Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững” và cuối cùng là “Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm và nâng cao năng lực chống chịu”.

Kể từ năm 2023, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với 12 bộ, ngành trực tiếp thực hiện và thể hiện quyết tâm đạt được các mục tiêu tăng trường xanh, bền vững của Việt Nam.

Xu hướng phát triển xanh như việc tự tạo ra "nguồn điện sạch" thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường tại các trang trại sản xuất sữa tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Xu hướng phát triển xanh như việc tự tạo ra "nguồn điện sạch" thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường tại các trang trại sản xuất sữa tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Theo đánh giá của ông Nguyễn Chí Dũng khi còn trên cương vị Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: “Các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia thông qua các chính sách cụ thể trên các ngành, lĩnh vực. Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh quốc gia đã tạo cơ sở pháp lý cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Là tiền đề quan trọng để kinh tế xanh trở thành hình mẫu chung cho mô hình phát triển. Những nỗ lực tăng trưởng xanh đã đưa Việt Nam có mặt trong top 10 nước thu hút đầu tư xanh nhiều nhất, chiếm 5% trong các nước đang phát triển. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài cho năng lượng tái tạo chiếm chủ yếu, tăng gấp 5,7 lần trong 10 năm qua”.

Ông Nguyễn Chí Dũng khi còn trên cương vị Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao nỗ lực tăng trưởng xanh nói trung của Việt Nam. (Ảnh: Duy Linh)

Ông Nguyễn Chí Dũng khi còn trên cương vị Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao nỗ lực tăng trưởng xanh nói trung của Việt Nam. (Ảnh: Duy Linh)

Để tránh chồng chéo trên hành trình hướng đến tăng trưởng xanh, Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh đã được thành lập theo Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 5/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Phó Trưởng Ban, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Hành trình đến tăng trưởng xanh dù đã có bộ máy phụ trách cụ thể, có chính sách và bộ công cụ để đánh giá bằng con số rõ ràng nhưng gian nan vẫn còn ở phía trước. Bởi lẽ tăng trưởng xanh là khái niệm rộng lớn, bao quát toàn bộ sự phát triển không chỉ của riêng kinh tế mà còn cả văn hóa và xã hội. Vì vậy, cần sự vào cuộc của không chỉ Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp mà còn cả người dân.

Mô hình chăn nuôi công nghệ cao tại trang trại bò sữa Vinamilk.

Mô hình chăn nuôi công nghệ cao tại trang trại bò sữa Vinamilk.

Trang trại điện gió và điện mặt trời tại Ninh Thuận.

Trang trại điện gió và điện mặt trời tại Ninh Thuận.

Kho nguyên vật liệu chế biến thức ăn chăn nuôi "sạch" của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Kho nguyên vật liệu chế biến thức ăn chăn nuôi "sạch" của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Hành trình đến tăng trưởng xanh dù đã có bộ máy phụ trách cụ thể, có chính sách và bộ công cụ để đánh giá bằng con số rõ ràng nhưng gian nan vẫn còn ở phía trước. Bởi lẽ tăng trưởng xanh là khái niệm rộng lớn, bao quát toàn bộ sự phát triển không chỉ của riêng kinh tế mà còn cả văn hóa và xã hội. Vì vậy, cần sự vào cuộc của không chỉ Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp mà còn cả người dân.

Tuy nhiên để đạt đến đích tăng trưởng xanh thì đầu tàu kinh tế vẫn phải đi trước, đi nhanh nhưng phải bảo đảm bền vững. Kinh tế xanh với việc tuần hoàn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, có lượng phát thải thấp là mô hình bảo đảm được những đòi hỏi trên.

Toàn cảnh nhà máy xử lý tro xỉ của SCL nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh nhà máy xử lý tro xỉ của SCL nhìn từ trên cao.

Theo Liên hợp quốc mô hình này mang lại sự công bằng xã hội, giảm thiểu nguy cơ môi trường và mang lại hạnh phúc cho con người. Không khó để nhận ra kinh tế xanh đã len lỏi vào nhiều lĩnh vực đời sống như: Công trình xanh trong nhà ở, Khu công nghiệp sinh thái trong sản xuất công nghiệp, Nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn trong trồng trọt, chăn nuôi…

Tuy nhiên, theo một kết quả khảo sát hơn 2.700 doanh nghiệp tại Việt Nam về kinh tế xanh cho thấy hành trình hướng đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh vẫn còn dài. 64% số doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi sang kinh tế xanh. Chỉ có hơn 48% doanh nghiệp cho rằng kinh tế xanh là cần thiết, và mới chỉ có 5,5% doanh nghiệp có các hoạt động cắt giảm khí thải. Và các doanh nghiệp xuất khẩu có mức độ chuyển đổi từ nâu sang xanh nhanh hơn so với các doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nội địa.

Kết quả trên cũng đánh giá đúng thực trạng về sự chuyển dịch sang kinh tế xanh tại Việt Nam, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, Việt Nam dù có chủ trương về tăng trưởng xanh, có nhiều chính sách khuyến khích kinh tế xanh, nhưng lại chưa có nền tảng pháp lý cụ thể, rõ ràng cho các tiêu chí về sản phẩm xanh, hay điều kiện để tiếp cận nguồn tài chính xanh, trong khi đó, làm việc với nước ngoài đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu chung về môi trường, chỉ số phát thải cũng như các đòi hỏi về môi trường làm việc xanh, sạch theo chuẩn quốc tế.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường:  “Để khắc phục khó khăn này cho doanh nghiệp, các bộ, ngành và cơ quan quản lý cần sớm triển khai Danh mục phân loại xanh (Green Taxonomy). Đây là bộ tiêu chí giúp các nhà đầu tư, cơ quan quản lý xác định được các dự án hay hoạt động sản xuất nào phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, từ đó là thước đo để các định chế tài chính giải ngân các nguồn vốn xanh như trái phiếu, tín dụng, hay các khoản vay cho doanh nghiệp có mong muốn phát triển xanh”.   

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường.

Tuy nhiên để đầu tư cho tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn tài chính lớn, trong khi cần thời gian dài mới có thể thu hồi vốn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ để bảo đảm tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng hay các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Tài chính là “nguồn sống” giúp doanh nghiệp vận hành, vì vậy cân nhắc giữa tiếp tục sản xuất bằng phương thức cũ hay đầu tư công nghệ hiện đại bảo vệ môi trường là những câu hỏi sống còn cho doanh nghiệp.

Đồng thuận với quan điểm của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ: “ Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tài chính, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng cần, tuy nhiên nếu biết huy động nguồn tài chính và có kế hoạch tốt thì doanh nghiệp vẫn huy động và phát triển tốt được. Việt Nam đã có các quỹ tăng trưởng xanh và nhiều tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ tài chính xanh, cũng như có các cơ chế hỗ trợ của Chính phủ. Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp đủ nguồn lực để phát triển, đóng góp vào tiến trình tăng trưởng xanh của Việt Nam”.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh.

Để gỡ khó cho doanh nghiệp, lần đầu tiên Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra quy định về tín dụng xanh (Điều 149) và trái phiếu xanh (Điều 150). Tiếp đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ cũng quy định chi tiết về lộ trình, cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh cho doanh nghiệp. Chính phủ hành động đã khơi thông nguồn lực tài chính xanh cho nền kinh tế, khi chỉ trong một thời gian ngắn 16 dự án phát triển bền vững đã được hỗ trợ vay vốn 2,5 tỷ USD.  Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận đa dạng các nguồn tài chính xanh từ địa phương hay các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Dù hành trình đến tăng trưởng xanh còn nhiều thử thách và khó khăn phía trước cho tất cả các bên liên quan, nhưng đây cũng là cơ hội để chuyển minh. Các bộ, ngành sẽ phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành và hoàn thiện thể chế chính sách, các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với quốc tế, và cuối cùng là người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh trong bối cảnh phát triển đất nước, từ đó đồng thuận và chung tay hành động vì một Việt Nam xanh.

Một góc trang trại "xanh" của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Một góc trang trại "xanh" của TH True Milk tại Nghệ An. (Ảnh: Thành Đạt)

Ngày xuất bản: 10/5/2025
Tổ chức sản xuất: SONG LINH - TRƯỜNG SƠN
Nội dung: HOÀNG ANH ĐỨC
Ảnh: THÀNH ĐẠT, DUY LINH, BÁO NHÂN DÂN
Trình bày: SƠN BÁCH