đã khéo léo kết hợp giữa tư liệu quý và công nghệ hiện đại, tạo nên một không gian sống động, tiếp cận giới trẻ một cácTriển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” của Báo Nhân Dân tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo kết hợp giữa tư liệu quý và công nghệ hiện đại, tạo nên một không gian sống động, tiếp cận giới trẻ một cách gần gũi và sâu sắc. h gần gũi và sâu sắc
Đông đảo khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi đã theo dõi ba phần triển lãm: “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, “Lòng dân yêu kính Người”, và “Bác Hồ với Báo Nhân Dân”. Nhiều người xúc động với những bức ảnh tư liệu quý hiếm, nhiều tấm chưa được công bố rộng rãi, ghi lại những khoảnh khắc đời thường của Bác như Bác trò chuyện với thiếu nhi, thăm bà con miền núi, hay viết bài cho Báo Nhân Dân... Cô Vân Anh, giáo viên Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình) cảm nhận: “Tôi đã xem và theo dõi nhiều hoạt động của Báo Nhân Dân, lần nào cũng rất ấn tượng bởi sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Trong không gian gần gũi, các hình ảnh về Bác được xếp ngay ngắn thẳng hàng, thể hiện được tâm huyết trong cách truyền tải thông điệp của buổi triển lãm. Đây là điều mà người giáo viên như tôi rất trân trọng”.
Một điểm nhấn của triển lãm chính là ứng dụng công nghệ hiện đại được báo phối hợp đối tác công nghệ Yoolife, giúp khách tham quan trải nghiệm xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ khi tham quan bảo tàng ảo. Khách tham quan được “chạm” vào những hiện vật về sự gắn bó của Bác Hồ với công tác thanh niên. Tham quan triển lãm cùng gia đình, Đỗ Huy Khánh, học sinh lớp 6, Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, em nhận được rất nhiều bài học mới, đặc biệt khi xem các bức ảnh về Bác Hồ. Em ấn tượng nhất với bức ảnh Bác đến thăm trận địa pháo của bộ đội pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô.
Phần trưng bày “Lòng dân yêu kính Người” đã lay động nhiều trái tim với những bức tranh dân gian, chân dung khắc gỗ từ khắp mọi miền đất nước, thể hiện hình ảnh Bác Hồ qua góc nhìn của nghệ nhân, của người dân, hình ảnh Bác đeo khăn quàng đỏ cho em học sinh, Bác đến thăm và chúc Tết một số gia đình ở Hà Nội năm 1961… Tất cả thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn và niềm tự hào. Bồi hồi khi đến thăm triển lãm, chị Đoàn Thanh Mai, một người con của Hà Nội không giấu nổi xúc động: “Tôi được chứng kiến tận mắt và cảm nhận tính nhân văn, sự chỉn chu trong từng bức ảnh từ thời niên thiếu đến khoảnh khắc Bác sắp đi xa. Đó là một hành trình đầy cảm xúc mà có lúc tôi đã không kìm được nước mắt”.
Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” không chỉ là hoạt động mang kỷ niệm, mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về vai trò của Bác trong lịch sử, báo chí, văn hóa và giáo dục. Cô giáo Vân Anh cho rằng, triển lãm còn là một “giáo án mở” giúp học sinh hiểu và cảm nhận về Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sinh động hơn. Còn chị Thanh Mai chia sẻ thêm: “Tôi luôn muốn dạy con học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác như cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đấy là những đức tính rất tốt mà các con cần phải noi theo để đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước Việt Nam”.