Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế, ngày 15/4 tại Hà Nội, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, lĩnh vực công nghệ đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh số của Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA), nhằm tập trung giải quyết nguy cơ lừa đảo ngày càng gia tăng và sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện.
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, cùng quyết tâm của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, nền hành chính giấy tờ truyền thống đang chuyển mình, hướng tới nền hành chính số với những tiện ích của một xã hội phát triển.
Hiện nay, các nhà mạng trên thế giới có xu hướng giảm dần sở hữu hạ tầng viễn thông thụ động như cột ăng-ten, nhà trạm,... Thay vì tự bỏ tiền đầu mới, các nhà mạng thuê lại hạ tầng của đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhằm giảm đáng kể chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, việc khuyến khích nhà mạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng còn giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư của xã hội.
Công nghệ 5G đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy đổi mới và nâng cao hiệu quả ở nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, nhà máy thông minh, cảng biển hay internet vạn vật công nghiệp (IoT). Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.
Sau 4 ngày diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024, từ 19-22/12), Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế, khẳng định năng lực công nghệ và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao ra thị trường quốc tế.
Ericsson dự báo, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ tăng gần 200% từ năm 2024 đến cuối năm 2030. Số lượng thuê bao 5G tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
Số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2024-2029. Dự báo, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu người dùng internet vào năm 2029.
Hạ tầng số có vai trò chiến lược, nền tảng, do đó luôn đi trước, cần đầu tư trước với tầm nhìn xa. Hạ tầng số không ngừng được đầu tư mở rộng, sẽ trở thành nền móng vững chắc bảo đảm cho sự bứt phá lâu dài các lĩnh vực số.
Tính đến năm 2023, cơ sở hạ tầng 5G của Hàn Quốc được xếp hạng 1 trong số nền kinh tế, bao gồm cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Hàn Quốc cũng xếp thứ 2 về số lượng người dùng 5G.
Những tháng cuối năm 2024 đang chứng kiến nhiều sự kiện lớn của thị trường viễn thông Việt Nam. Sau hơn 30 năm hoạt động, từ ngày 16/10, mạng 2G đã “tắt sóng” để nhường chỗ cho các công nghệ mới. Trước đó 1 ngày, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel) cũng chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, mở màn cho “cuộc đua” cạnh tranh mới giữa các nhà mạng trong nước.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã lựa chọn Ericsson là đơn vị chính triển khai các hạng mục của mạng 5G RAN (Radio Access Network) của Viettel tại phần lớn các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc.
Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã có sóng VinaPhone 5G. Từ ngày 13/10/2024, khách hàng VinaPhone sẽ được trải nghiệm miễn phí 5G siêu tốc tại các khu vực đã phủ sóng 5G. Mạng VinaPhone 5G sẽ sớm được phủ sóng toàn quốc.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo 5G sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, màn hình tương tác và nhiều tài nguyên đào tạo phong phú, nhằm giới thiệu các ứng dụng 5G sáng tạo, thể hiện tiềm năng của 5G cho người dùng và doanh nghiệp.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Ericsson Việt Nam đã thống nhất cùng hợp tác trong lĩnh vực Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces – API) phát triển trên hạ tầng mạng lõi của VNPT.
Ericsson, tập đoàn cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu thế giới, và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm trang bị cho sinh viên Việt Nam kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia với công nghệ 5G và các công nghệ số tiên tiến khác.
Triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Dịch vụ 5G khi đi vào hoạt động sẽ không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, mà còn tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng năng suất cho các lĩnh vực ứng dụng.
Theo ấn bản mới nhất của Báo cáo di động Ericsson, vào cuối năm 2029, số lượng thuê bao 5G dự kiến sẽ đạt gần 5,6 tỷ, riêng khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 560 triệu.
Ngày 5/6, theo báo cáo Frost Radar về Thị trường hạ tầng mạng 5G 2024, Ericsson được vinh danh là công ty dẫn đầu năm thứ tư liên tiếp, phản ánh chiến lược hiệu quả của Ericsson trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).
Chiều 15/4, tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước quý I/2024 với đối tượng quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Sau 24 vòng đấu, tối 8/3, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện 5G đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới.
Năm 2023, thị phần viễn thông của Viettel tăng thêm 1,64%, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu bền vững với 56,5%. Các dịch vụ ngoài di động cũng giữ vị thế đi đầu gồm cố định băng rộng (FTTH) với 43% thị phần; truyền hình trên đa nền tảng với 8,6 triệu khách hàng, chiếm 31,2% thị phần.
Trong 6 năm từ cuối năm 2023 đến năm 2029, số thuê bao 5G toàn cầu được dự báo sẽ tăng hơn 330%, từ 1,6 tỷ lên 5,3 tỷ. Vùng phủ sóng 5G được dự báo sẽ đáp ứng cho hơn 45% dân số toàn cầu vào cuối năm 2023 và 85% vào cuối năm 2029.
Ericsson vừa thông báo bổ nhiệm bà Rita Mokbel làm Giám đốc Ericsson Việt Nam. Trong vai trò mới này, bà Rita sẽ chịu trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam.
Việc Viettel cung cấp mạng di động 5G dùng riêng (Private Mobie Network – PMN) cho một doanh nghiệp FDI không chỉ khẳng định Việt Nam đang đồng hành với thế giới trong xu hướng công nghệ mà còn tạo nền móng phát triển hạ tầng số, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
5G được xác định là hạ tầng quan trọng cho thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phục vụ nhu cầu kết nối internet vạn vật (IoT), phát triển thông minh.
Ngày 24/3, Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Tổng Công ty mạng lưới Viettel (Viettel Network) đã chính thức triển khai thành công hệ thống tổng đài thoại cho mạng 4G/5G (hệ thống IMS) do Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel nghiên cứu, sản xuất.