Hải quân nhân dân Việt Nam

Thành lập ngày 7/5/1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển; giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Đồng chí Khamtay Siphandone

Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những lãnh đạo Lào luôn có quan hệ gần gũi, gắn bó với các nhà lãnh đạo Việt Nam ở mọi thời kỳ, là người luôn quan tâm vun đắp quan hệ Lào-Việt Nam.

Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ

Trong vòng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ tự kỷ tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm. Những bất thường của rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân, gây suy giảm chất lượng sống, suy giảm nguồn nhân lực lao động kéo theo gánh nặng kinh tế lâu dài cho cả gia đình và xã hội. Không chỉ có vậy, mỗi năm sẽ có một con số không nhỏ trẻ tự kỷ bước vào tuổi trưởng thành. Phần lớn trong số họ phải đối diện với một tương lai mờ mịt khi người thân ngày càng già yếu, chi phí chăm sóc ngày một tăng cao, ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Tương lai của họ sẽ ra sao, khi cha mẹ không còn nữa cũng là một vấn đề an sinh xã hội gây nhức nhối.

Nghị quyết 18: Tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả

Qua hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, nhất là từ tháng 10/2024 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành đã thống nhất rất cao về chủ trương sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị "không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị". Tổng Bí thư nêu rõ, các kết quả đạt được rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để bộ máy mới ổn định, vận hành hiệu quả, nâng cao hiệu lực hoạt động.

Việt Nam - Indonesia

Trong suốt chặng đường 70 năm qua, Việt Nam và Indonesia duy trì tiếp xúc thường xuyên, linh hoạt và đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN.

Nghị quyết 57: Đột phá phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 22/12/2024, tập trung vào việc tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết này nhấn mạnh rằng, đây là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, tạo cơ hội để Việt Nam trở nên giàu mạnh và hùng cường trong kỷ nguyên mới.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Bức thư rất ngắn gọn (chỉ có 368 từ) nhưng chứa đựng những lời căn dặn vô cùng sâu sắc, trong đó có ba nội dung hết sức quan trọng là: Phải thật thà đoàn kết; thương yêu người bệnh; xây dựng nền y học nước nhà. Lời dạy của Bác đã trở thành phương châm, lẽ sống của những người làm ngành y và ngày 27/2 đã được chọn là Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Việt Nam - New Zealand

Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975. Hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2009, Đối tác chiến lược năm 2020 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2025. Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng phát triển quan hệ với các đối tác trong khu vực, trong đó có New Zealand. New Zealand luôn khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam; xem Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân. Trải qua 80 năm xây dựng và chiến đấu, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che của nhân dân, sự phối hợp của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những chiến thắng vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Vịnh Hạ Long

Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục di sản thế giới bởi giá trị ngoại hạng về phương diện cảnh quan, thẩm mỹ. Tháng 12/2000, vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất - địa mạo. Gần 30 năm sau lần ghi danh đầu tiên, danh thắng nổi tiếng thế giới này một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cùng với quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng). 30 năm giữ danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long luôn thể hiện được tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với năm châu. 

Việt Nam-Malaysia

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia không ngừng được củng cố và phát triển tích cực, tốt đẹp trên mọi lĩnh vực. Với mối quan hệ ngày càng phát triển toàn diện và thực chất, lãnh đạo và nhân dân hai nước quyết tâm chung tay hướng tới tương lai của tình hữu nghị, thống nhất và đoàn kết, nhằm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào thực chất và hiệu quả hơn, đóng góp vào việc xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Việt Nam - Pháp

Hơn 50 năm qua, Việt Nam và Pháp đã cùng bước trên chặng đường hợp tác có bề dày lịch sử, cùng vượt qua những thử thách của thời đại để xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, tin cậy.

Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử hào hùng của dân tộc. Hà Nội ngày nay đang phát triển nhanh, bền vững, nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Việt Nam-Ấn Độ

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ truyền thống và hữu nghị bền chặt, được các vị lãnh tụ vĩ đại của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi đặt nền móng và các thế hệ lãnh đạo, cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chính phủ, nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm gần đây, dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng kinh tế nước ta vẫn là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu. Uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đó là thành tựu nối tiếp của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Gắn liền với niềm tự hào ấy là tên tuổi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người mà nhân dân ta gọi là nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng, luôn hết lòng vì nước, vì dân. Đồng chí không những là nhà lý luận sắc sảo, mà còn là người hành động quyết liệt, nhân văn, hiệu quả, bảo vệ danh dự, uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, là người góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế để phát triển đất nước.

Vĩ tuyến 17

Năm 1954, Hiệp định Geneva tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam - bắc qua Vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt của dân tộc ròng rã hơn 20 năm. Nằm ở Vĩ tuyến 17, vùng đất Vĩnh Linh thuộc bờ bắc sông Bến Hải vào năm 1955 đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ quyết định thành lập thành một đơn vị hành chính đặc biệt (đặc khu) với tên gọi chính thức là Khu vực Vĩnh Linh. Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, vượt lên bom đạn của kẻ thù, của nỗi đau li tán là khát vọng hòa bình, thống nhất non sông luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân nơi Vĩ tuyến 17. 

Việt Nam-Hàn Quốc

Quan hệ giữa hai nước có nền tảng vững chắc dựa trên nhiều nét tương đồng về truyền thống, văn hóa, lịch sử, cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau, đặc biệt là tình cảm hữu nghị và sự nỗ lực hướng tới tương lai của Chính phủ và Nhân dân hai nước.

Hiệp định Geneva

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Việt Nam - Liên bang Nga

Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga trên chặng đường hơn 75 năm qua, có thể thấy, mối quan hệ giữa hai nước luôn nồng ấm và tin cậy, ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ… Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô và ngày nay là LB Nga.

Phở Việt Nam

Bắt nguồn từ một món ăn dân dã dành cho người lao động, phở đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, trải qua hơn 100 năm, đến nay phở Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, được ghi vào từ điển Oxford và từng lọt top 50 món ngon nhất trên thế giới do CNN bình chọn.

Việt Nam-Nhật Bản

Cùng nằm ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam và Nhật Bản có sự tương đồng về văn hóa và những liên hệ lịch sử lâu đời. Người dân hai nước đều cần cù chịu khó, tự lực tự cường, luôn có nghị lực vươn lên và đã làm nên nhiều thành tựu lớn. Sự tương đồng về văn hóa và những liên hệ lịch sử là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc, là nền tảng vững bền cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước.

Quảng Ninh: 60 năm phát triển

60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh với bản lĩnh và ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển bứt phá với những thành tựu quan trọng đã đưa Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trở thành một trong những tỉnh năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành trung tâm đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn diện của phía bắc.

Thị trường carbon

Thị trường carbon là một trong những công cụ chính sách chủ yếu để giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, trên thế giới, thị trường carbon đang phát triển nhanh cả về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Việt Nam cũng đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và toàn cầu.

Nhạc sĩ Văn Cao

Văn Cao, tác giả của bài Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam, là một trong những nghệ sĩ tài hoa bậc nhất Việt Nam, với những đóng góp không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà còn ở thi ca, hội họa. Riêng với âm nhạc, ông đã lưu những dấu ấn sáng tạo mang tính khai phá, mở lối, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò định hình ở các thể loại tình ca, trường ca và nhạc cách mạng.

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Sau 5 năm thành lập (29/9/2018-29/9/2023), Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao; thể hiện vai trò nòng cốt trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Việt Nam-Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

Là quốc đảo nằm ở Tây Âu, Anh là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9/2010, chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do vào cuối năm 2020, có mối quan hệ truyền thống hợp tác tốt đẹp, hiệu quả, trong đó lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại là điểm sáng.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo có công cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng khởi xướng và tích cực chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả đường lối đổi mới. Đặc biệt, trong cương vị Tổng Bí thư, đồng chí nổi tiếng với những bài báo với bút danh N.V.L trong mục "Những việc cần làm ngay" trên Báo Nhân Dân, bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội, những “căn bệnh” tham nhũng, lãng phí, quan liêu cản trở công cuộc Đổi mới.

Cuộc đua Trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được xem là một trong những công nghệ quan trọng hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Với “cú huých” mang tên ChatGPT - một chatbot tích hợp AI, một cuộc đua nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang hình thành trên phạm vi toàn cầu…

Tháng Thanh niên

Năm 2003, Tháng Thanh niên lần đầu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức với tinh thần “Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”, nhằm tạo cơ hội để các bạn trẻ thể hiện nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc. Cuối năm 2003, Trung ương Đảng và Chính phủ đồng ý chọn tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên, bắt đầu từ năm 2004.