Chung quanh chính sách áp thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính họp về chuẩn bị đàm phán với Hoa Kỳ

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng họp về việc triển khai các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về thích ứng với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại cuộc họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Bảo đảm hài hòa lợi ích, cân bằng thương mại bền vững Việt Nam và Hoa Kỳ

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng họp về việc triển khai các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về thích ứng với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) ngày 29/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền nước này đang tiến hành đàm phán với Trung Quốc nhằm đạt được một thỏa thuận về thuế quan, đồng thời tiết lộ rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho ông. Thông tin được ông Trump đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên tạp chí Time ngày 25/4.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Xinhua)

Hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ thương mại

Hội nghị mùa Xuân 2025 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) với sự tham dự của hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu, diễn ra từ ngày 21 đến 26/4, tại Washington, Mỹ. Theo ông Josh Lipsky, Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế thuộc tổ chức phi lợi nhuận Atlantic Council, hội nghị năm nay không giống các năm trước và bao trùm bởi một vấn đề duy nhất: Thuế quan và các cuộc đàm phán song phương về trao đổi thương mại.
Thuế đối ứng - bao gồm chống bán phá giá và chống trợ cấp - đang trở thành một công cụ linh hoạt để Mỹ bảo vệ sản xuất nội địa.

Chủ động thích ứng trước biến động toàn cầu

Thị trường Mỹ từ lâu đã là “đầu tàu” kéo hàng chục tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Trước sức ép từ chính sách điều chỉnh thuế nhập khẩu mới của Mỹ, việc tìm cách giữ chỗ đứng tại thị trường này, cũng như tìm kiếm các giải pháp ứng phó đang trở thành bài toán sống còn của nhiều ngành hàng.
Nguy cơ từ việc tăng thuế của Mỹ đối với hàng xuất khẩu đang đe doạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Chính sách thuế nội địa phù hợp giúp doanh nghiệp ứng phó biến động vĩ mô do thuế quan của Mỹ

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguy cơ từ việc tăng thuế của Mỹ đối với hàng xuất khẩu đang đe doạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách tài chính trong nước, điển hình như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, cần được đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại và thận trọng xem xét với lộ trình phù hợp hơn.
Bên cạnh việc chủ động thích ứng trước chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các hiệp hội và doanh nghiệp cũng kiến nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt để không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Doanh nghiệp kiến nghị cần giải pháp linh hoạt và đồng bộ

Trong bối cảnh ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ và tiếp tục kiên trì đạt được mục tiêu tăng trưởng, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt để không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp ông Sean Kotaro O’Neill, quan chức cao cấp phụ trách Cục Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ phát triển ổn định quan hệ kinh tế-thương mại

Nhấn mạnh nền kinh tế của Việt Nam và Hoa Kỳ mang tính bổ trợ cao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định, Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ để đưa ra các biện pháp cụ thể giúp quan hệ kinh tế-thương mại song phương phát triển ổn định lâu dài, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng cũng như cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
May quần áo xuất khẩu tại Tổng công ty May 10 thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh HOÀNG ANH)

Tìm kiếm cơ hội trong thách thức từ áp lực thuế quan của Hoa Kỳ

Ngày 2/4 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố áp mức thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên tới 46%; nhưng chỉ vài ngày sau, ông D.Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, áp mức thuế cơ bản 10% để mở đường cho các cuộc đàm phán song phương. Quyết định này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị, tìm kiếm giải pháp thích ứng trước biến động phức tạp của thương mại toàn cầu.
Ảnh minh họa.

Chủ động, linh hoạt ứng phó trước biến động thuế quan

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, quyết định ngừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày của Mỹ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận. Quyết định này được xem như một bước đi để giải tỏa áp lực từ cộng đồng quốc tế, mở ra cánh cửa cho những cuộc đàm phán thương mại, đồng thời cũng là tín hiệu của một chính sách linh hoạt nhằm ổn định tình hình kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm tìm giải pháp ứng phó sau khi Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng với các nước. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Hiểu đúng về “thuế đối ứng”: Chủ động thích ứng trước biến động toàn cầu

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc gửi thư về Tòa soạn Báo Nhân Dân, bày tỏ sự quan tâm tới chính sách điều chỉnh thuế nhập khẩu mới của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng như thép, nhôm, ô-tô điện và thiết bị công nghệ cao. Đặc biệt, cụm từ “thuế đối ứng” được nhắc tới trong nhiều bản tin quốc tế đã thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều bạn đọc mong muốn được hiểu rõ khái niệm này, lý do Hoa Kỳ áp dụng, cũng như tác động của chính sách tới Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Các nhà lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kêu gọi nhanh chóng cải cách tổ chức đa phương này để duy trì tự do thương mại toàn cầu.

WTO kêu gọi cải cách, thúc đẩy thương mại tự do

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt nguy cơ bất ổn, các nhà lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kêu gọi nhanh chóng cải cách tổ chức đa phương này để duy trì tự do thương mại toàn cầu. Phát biểu tại một sự kiện kỷ niệm của WTO tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh cần khởi động quy trình cải cách, trước khi diễn ra hội nghị cấp Bộ trưởng tại Cameroon.
back to top