Hiểm họa từ sữa giả, thuốc giả

Để bảo đảm sức khỏe, bệnh nhân nên lựa chọn mua thuốc ở những nhà thuốc uy tín. (Ảnh THẾ KHẢI)

Kiểm soát chặt chất lượng thuốc chữa bệnh

Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường với tần suất thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Điều đó cho thấy công tác kiểm soát chất lượng thuốc nói chung và ngăn chặn thuốc giả nói riêng cần phải được thực hiện thường xuyên, cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng liên quan.
Nhân viên một cửa hàng thuốc tư vấn về thực phẩm chức năng cho người mua. (Ảnh: Thúy Quỳnh)

Từ hiểm họa sữa giả, thuốc giả: Nên hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Sau khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện những đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả, thuốc giả, sữa giả... rồi việc một số bác sĩ kê thêm vào đơn thuốc các loại thực phẩm chức năng không cần thiết cho bệnh nhân, người tiêu dùng dần trở nên thận trọng, thậm chí có người quay lưng với loại sản phẩm này. Trên thực tế, thực phẩm chức năng vẫn có tác dụng tốt đối với sức khỏe nếu được dùng đúng cách, hợp lý và sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Một hộp sữa được Công an xác định là giả trong vụ án. (Ảnh: VTV)

Cục An toàn thực phẩm đề nghị thu hồi các sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả

Sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra và phối hợp cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Quang cảnh họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sẽ xử lý điểm một số trường hợp nghệ sĩ vi phạm quảng cáo

Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường phát hiện và xử lý mẫu, xử lý điểm một số trường hợp nghệ sĩ, người của công chúng quảng cáo sai sự thật theo quy chế đã có, hạn chế hình ảnh, sản phẩm của những người vi phạm trên báo chí, sân khấu biểu diễn và không gian mạng. Đó là thông tin được đưa ra ở cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21/4 tại Hà Nội.  
Nhiều tài liệu tại trụ sở Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood được cơ quan công an thu giữ để phục vụ điều tra. (Ảnh: CÔNG AN NHÂN DÂN)

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Vụ việc kẹo rau củ KERA chưa kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại sửng sốt khi cơ quan chức năng phát hiện tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả. Các loại sữa này được quảng cáo chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, óc chó, macca... nhưng thực tế không hề có; nhiều sản phẩm chỉ có nguyên liệu thông thường, chất lượng dưới 70% so với mức công bố. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các vi phạm, siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng các nhóm sản phẩm liên quan sức khỏe để bảo vệ cộng đồng.
Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bán hàng livestream quảng cáo sản phẩm giả. (Ảnh: nhandan.vn)

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Không phải đến những ngày gần đây, khi vụ việc gần 600 mặt hàng sữa giả bị công an phát hiện, xử lý thì vai trò “tiếp tay” tiêu thụ của những người nổi tiếng qua hoạt động quảng cáo lại bị dư luận lên án gay gắt. Trước đó, đã có không ít những lùm xùm về hoạt động này, làm đổ vỡ tình cảm và niềm tin của công chúng đối với họ.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai kiểm soát chặt, không để thuốc giả và thực phẩm chức năng lọt vào bệnh viện

Trao đổi thông tin bên lề Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện phía bắc, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết nguy cơ thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng len lỏi vào hệ thống bệnh viện là hoàn toàn có. Do vậy, các bệnh viện phải siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty sản xuất sữa giả

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được sử dụng trong bệnh viện đã trải qua quá trình đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, sản phẩm này nếu được cơ quan chức năng của Nhà nước kết luận là sản phẩm giả, thì bệnh viện và người bệnh là bên bị hại của vụ việc này.
Tang vật trong vụ thuốc tân dược giả bị bắt.

Cục Quản lý Dược lên tiếng vụ sản xuất thuốc tân dược giả

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, trong số 21 loại thuốc tân dược giả bị bắt tại Thanh Hóa, có 4 loại là giả các thuốc đã được cấp phép lưu hành; các loại còn lại là sản phẩm do các đối tượng tự đặt tên không có các sản phẩm thuốc nào tương tự đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.
Ảnh minh họa.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội chính thức lên tiếng về vụ sữa giả

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%) của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non thiếu tháng, phụ nữ có thai…
Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bán hàng livestream quảng cáo sản phẩm giả. Ảnh: yousportnews.co

Nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trong xã hội cần phải chịu trách nhiệm về việc quảng bá hàng giả, sản phẩm kém chất lượng

Trong thời đại số hóa và truyền thông phát triển mạnh mẽ, nghệ sĩ không chỉ gắn với các hoạt động nghệ thuật mà còn trở thành “gương mặt thương hiệu” quảng cáo cho nhiều thương hiệu, sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, niềm tin của công chúng dành cho người nổi tiếng đã bị trục lợi khi họ quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả.
Công an xem xét các loại thuốc tân dược giả.

Thuốc giả có thể khiến người bệnh mất cơ hội sống

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc sản xuất thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người, tạo áp lực cho hệ thống y tế, bóp nghẹt ngành dược phẩm chân chính và làm xói mòn niềm tin vào hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.
Công an xem xét các loại thuốc tân dược giả.

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
back to top