Trong báo cáo 5 tháng đầu năm 2025 vừa được Ban Chỉ đạo 389 quốc gia công bố mới đây, cả nước có hơn 34.000 vụ vi phạm liên quan buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bị các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý. Trong đó, có hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25.100 vụ gian lận thương mại.
Tối 27/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” đối với Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Ngày 27/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 2664/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố.
Ngày 27/5, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội buôn bán hàng giả.
Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã phát hiện hàng trăm vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...
Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã họp khẩn, thống nhất khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ dấu hiệu sản xuất hàng giả đối với sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body tại Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Ngày 26/5, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 320/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Trung ương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
Trước những vụ việc nghiêm trọng về hàng giả, kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm gần đây, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trách nhiệm của cơ quan chức năng và yêu cầu siết chặt kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ cũng như vai trò giám sát của cộng đồng để bảo vệ sức khỏe người dân trước “ma trận” hàng giả.
Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg, yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác triển khai thực hiện Công điện 65, Chỉ thị 13, Bộ Y tế đề nghị đơn vị trực thuộc, bộ ngành liên quan, địa phương đấu tranh, xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Ngày 23/5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Dung, sinh năm 1995, trú tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn về tội “Sản xuất, mua bán hàng giả".
Ngày 23/5, Tổ công tác 950 của Chính phủ do Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi, Phó Tổ trưởng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh để đánh giá kết quả, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng đầu năm 2025 trên địa bàn.
Cục Hải quan vừa phát hiện, bắt giữ lô hàng nhập khẩu trị giá hơn 17 tỷ đồng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, vi phạm xuất xứ, không có chứng từ hợp pháp.
Thời gian gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng gian, hàng giả… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm và giá trị hàng hóa vi phạm lớn. Lực lượng chức năng liên tục mở các đợt truy quét, đẩy lùi nạn buôn lậu, gian lận thương mại.
Theo thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương), lực lượng quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang trên địa bàn, phát hiện nhiều vi phạm do có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa là giày dép, túi xách giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 34.000 vụ vi phạm liên quan buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt, việc để hàng trăm tấn hàng giả, hàng kém chất lượng được đưa ra thị trường cho thấy có sự chồng chéo trong quản lý của các bộ, ngành liên quan.
Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là giải pháp đột phá, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống hàng giả.
Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Hải quan vừa ban hành Công văn số 5214/CHQ-ĐTCBL nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Hải quan vừa ban hành Công văn số 5214/CHQ-ĐTCBL nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Không còn là hiện tượng cá biệt, hàng giả - từ sữa bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho đến bột ngọt, nước mắm, gia vị - đang bủa vây người tiêu dùng Việt Nam.
Nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 và Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-TTTN ngày 17/5/2025 nhằm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nêu trên.
Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm suy giảm niềm tin vào các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đặc biệt, các vụ việc về sữa giả, thực phẩm chức năng giả, mỹ phẩm giả liên tục bị phát hiện, cho thấy vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn.