Ngày 28/3 vừa qua, sau hơn 4 năm tiến hành cải tạo, xây dựng, Bảo tàng Đà Nẵng đã chính thức mở cửa đón khách tham quan tại cơ sở mới 42-44 Bạch Đằng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa của thành phố nói chung và các di tích gắn với Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975 nói riêng.
Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng vẻ vang với những chiến công chói lọi chống lại giặc ngoại xâm. Gắn liền những chiến công ấy là hệ thống dày đặc “địa chỉ đỏ” gợi nhắc về lịch sử oai hùng. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch về nguồn - loại hình mang tính thế mạnh được xác định sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.
Liên quan đến biệt thự cổ ven sông Đồng Nai mà Báo Nhân Dân đã nhiều lần thông tin, ngày 17/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã có buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương liên quan về bảo tồn ngôi nhà này.
Liên quan việc bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh, Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai Hồ Văn Hà đã ký văn bản đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng thi công dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn qua khu vực biệt thự cổ Võ Hà Thanh.
Thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỷ đồng. Đây là di tích có tuổi đời hơn 500 năm.
Căn biệt thự có tuổi đời cả trăm năm, từng một thời bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng ở ngã tư (số 49 Trần Hưng Đạo-46 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa mở cửa đón khách tham quan sau một thời gian trùng tu. Thế nhưng, bất kỳ vị khách nào khi đến đây cũng sẽ phải đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Hoạt động tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động này ngày càng phổ biến, nhất là vào dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ lễ, Tết của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố đáng khích lệ, trong hoạt động xã hội này có lúc có nơi vẫn xuất hiện không ít hành vi lệch chuẩn, thậm chí phản cảm, ứng xử phản văn hóa gây bức xúc dư luận, cần được chấn chỉnh kịp thời.
Ngày 1/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn Di tích thắng cảnh hòn Vọng Phu, thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch ở thành phố Thanh Hóa.
Thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa độc đáo giữa lòng phố thị, qua đó tạo nên một không gian kiến trúc đặc trưng. Những năm gần đây, thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Nhiều di sản đã được “đánh thức” không chỉ mang đến vẻ đẹp sống động của một không gian đô thị sông nước mà còn tạo nên giá trị về kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố mang tên Bác.
Việc trưng bày các báu vật lần này nhằm tri ân vị Hoàng đế đã có công thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; tri ân sự nỗ lực sưu tầm của những đồng nghiệp qua nhiều thế hệ, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của triều Nguyễn.
Chiều 10/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi khảo sát công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm và khu di tích Đền Và trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Để ngăn chặn tình trạng làm mới, biến dạng di tích khi tu bổ, thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã thực hiện nghiêm các quy định về tu bổ di tích trên địa bàn.
Triển lãm “Vượt qua những hạt cát của thời gian” mô tả về sự đóng góp của Ba Lan trong lĩnh vực bảo vệ các Di sản Thế giới cũng như hoạt động khám phá và nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia khảo cổ học và bảo tồn di tích của Ba Lan trên khắp thế giới.
Liên quan đến việc phá dỡ nhà máy sản xuất rộng hơn 9.000 m2 tại số 61 phố Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện để thực hiện dự án xây dựng công trình gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm, với chiều cao khoảng 43 m, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình vừa đề nghị chủ đầu tư bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967 tại đây.