Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 188/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai thành phố đã triển khai ngay các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị theo quy hoạch, tạo lập hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện các chính sách đầu tư nhằm “xanh” hóa hệ thống giao thông vận tải, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông công theo hướng xanh và bền vững.
Ngày 22/2, trong chương trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) dài gần 20 km, kết nối khu trung tâm với phía đông Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức vận hành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm áp lực giao thông. Ðây cũng là dấu mốc quan trọng, khởi đầu kế hoạch đầu tư bảy tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 355 km, giai đoạn từ nay đến năm 2035 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 14 năm, dự án Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đã hoàn thành 100% khối lượng thi công, đang trong quá trình thực hiện các thủ tục theo quy định để hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại, dự kiến vào ngày 22/12 tới.
Theo quyết định vừa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành, nếu hành khách chọn thanh toán không dùng tiền mặt thì giá vé lượt thấp nhất trên tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro), Bến Thành-Suối Tiên là 6.000 đồng/vé, giá vé lượt cao nhất là 19.000 đồng/vé tùy cự ly.
Trước khi tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đưa vào khai thác thương mại vào tháng 12 năm nay, Công ty TNHH một thành viên Ðường sắt đô thị số 1 cùng các chuyên gia tư vấn NJPT của Nhật Bản đã tổ chức công tác vận hành thử (trial run) trên toàn tuyến Metro với sự tham gia của khoảng 500 nhân viên ở tất cả các vị trí liên quan. Thời gian vận hành toàn tuyến kéo dài đến ngày 17/11, bao gồm đoạn trên cao và trong đường hầm.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên dài gần 20 km, có tổng mức đầu tư 43.757 tỷ đồng, sau 16 năm khởi công xây dựng, nhiều lần lùi thời gian vận hành khai thác, vừa qua đã được Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm nay.
Giữa tháng 5, Sở Giao thông vận tải thành phố cùng Công ty cổ phần Onefin Việt Nam công bố hệ thống thanh toán EMV Open Loop-Mastercard thanh toán tự động trên xe buýt. Ðây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đầu tiên đối với hệ thống giao thông công cộng của Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tuyến xe buýt có lắp đặt hệ thống thanh toán này gồm: Tuyến 01 (Bến Thành-bến xe buýt Chợ Lớn); 43 (Bến xe Miền Ðông-phà Cát Lái); 65 (Bến Thành-Bến xe An Sương).
Tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên sắp đưa vào khai thác vận hành trong tháng 7 năm nay, tuyến Metro số 2 Bến Thành-Tham Lương được chủ đầu tư thu xếp di dời hạ tầng kỹ thuật đồng loạt nhằm chuẩn bị mặt bằng sạch để khởi công xây dựng vào năm 2025.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2023. Những kết quả đạt được trong năm 2023 minh chứng cho quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố vượt qua khó khăn, thách thức.
Đây là khoản vay tiếp nối lần thứ 4 (sau 3 khoản vay cho dự án metro Bến Thành-Suối Tiên vào các năm 2007, 2012 và 2016) trị giá 41.223,7 triệu Yên (khoảng 7.040 tỷ đồng) được Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ.
Ngày 29/8, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (MAUR) cùng nhà thầu Hitachi đã chạy thử nghiệm toàn tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), bao gồm cả đoạn trên cao và đoạn đi ngầm, từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga trung tâm Bến Thành.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những điểm nhấn kiến trúc nổi bật đặc biệt, mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến Metro số 1 (Bến thành-Suối Tiên) nói chung là hạng mục Giếng trời lấy sáng (toplight) đã lắp đặt, hoàn thành toàn bộ phần kiến trúc mặt trong và bàn giao cho thành phố trong dịp này.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chỉ thị về đổi mới, tăng cường quản lý, phòng chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Sau hơn 7 năm rào chắn thi công xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác tái lập mặt bằng, tháo dỡ rào chắn và bàn giao 8.000m2 mặt bằng Công viên 23/9 cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Xây dựng.
Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tập trung triển khai vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao nhất, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lập 13 tổ công tác kiểm tra, giám sát các dự án trọng điểm trên địa bàn.
Sau gần tám năm thi công đoạn ngầm được xem là sâu nhất của tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), tuyến đường Lê Lợi, Quận 1 đã được tái lập nguyên hiện trạng như trước đây. Tuy nhiên, việc xem xét có một thiết kế phù hợp, tạo kiến trúc cảnh quan cho trục đường này đang được chính quyền thành phố lựa chọn nhằm giữ gìn giá trị của một tuyến đường lâu đời ở vị trí trung tâm thành phố.
Tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên là tuyến Metro đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng có chiều dài 19,7km, nằm trong số 5 tuyến đường sắt đô thị phê duyệt theo quy hoạch.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, sau gần 5 năm rào chắn phục vụ thi công tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), đoạn đường từ ngã tư Lê Lợi-Pasteur đến trước ngã tư Lê Lợi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa, (quận 1), dài 50m sẽ nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 29/4.
Trong hai ngày 7-8/12, Ban Quản lý đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhà thầu đưa thêm 4 đoàn tàu tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên cập cảng Khánh Hội (quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) để bốc dỡ, vận chuyển về depot Long Bình, thành phố Thủ Đức.