Chiều 13/8, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa Hà Thị Phúc cho biết: Sau một thời gian điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, có kết quả xét nghiệm lại âm tính, sức khỏe tốt, thai phụ ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát được phép xuất viện, tiếp tục cách ly tại nhà.
Tối 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hoá cho biết, trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu ở tiểu khu Đoàn kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, có kết quả nhuộm soi hình ảnh vi khuẩn Bạch hầu và kết quả nuôi cấy dương tính.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị các cơ sở y tế, khi phát hiện ca bệnh lâm sàng nghi ngờ, nghĩ tới bạch hầu, cần hội chẩn với tuyến trên để ưu tiên sử dụng sớm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Do triển khai tiêm vắc-xin trên diện rộng, nên từ nhiều năm nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được khống chế. Hằng năm chỉ ghi nhận một số trường hợp lẻ tẻ do không tiêm hoặc tiêm không đủ liều, không tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh qua đường hô hấp, lây qua đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh và có thể bùng thành dịch.
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Tiêm phòng là biện pháp duy nhất để phòng bệnh bạch hầu.
Liên quan đến ca bệnh bạch hầu tại tỉnh Bắc Giang và Nghệ An, hai địa phương này hiện đã khoanh vùng, truy vết và cách ly tất cả những người tiếp xúc gần với các ca bệnh, đồng thời triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện, công tác kiểm soát, phòng và điều trị bệnh từ nguồn lây này đang được triển khai chặt chẽ.
Ngày 8/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở Y tế hai tỉnh Nghệ An, Bắc Giang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu sau khi ghi nhận một trường hợp mắc bệnh (tại Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một người chết (tại Kỳ Sơn, Nghệ An) do căn bệnh này. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trường hợp mắc bệnh có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong.
Hiện nay, nguy cơ lây lan, bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu, cúm gia cầm trên người là rất lớn. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, diễn ra chiều 10/4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn.
Bùng phát ở các thôn, bản là “vùng lõm” về tiêm chủng thuộc các huyện vùng cao của hai tỉnh miền núi Điện Biên, Hà Giang, song với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt từ chính quyền, ngành y tế hai tỉnh, đến nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được kiểm soát, các trường hợp bệnh được điều trị kịp thời, có tiến triển tốt.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Điện Biên, từ ngày 18-30/9/2023, ngành y tế Điện Biên sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tại 2 xã đã ghi nhận ca mắc bệnh, gồm: Xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông) và xã Huổi Mí (huyện Mường Chà).
Làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên người của tỉnh Điện Biên vào sáng 12/9, Đoàn công tác Bộ Y tế ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng chống bệnh bạch hầu của ngành y tế, chính quyền địa phương.
Từ đầu tháng 5 đến nay, người dân xã Pú Nhi và các xã lân cận thuộc huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) luôn canh cánh nỗi lo dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn. Song với sự vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm của ngành y tế Điện Biên, đến thời điểm này, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; công tác phòng, chống dịch bạch hầu được thực hiện khẩn trương, đồng bộ.
Xác nhận thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên, cho biết: Ngày 4/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có kết quả xét nghiệm xác định, bệnh nhân S.T.L. tử vong do dương tính với vi khuẩn Corynebacterium diphtheria (vi khuẩn bệnh bạch hầu).
Chiều 15-10, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi Hồ Minh Nên cho biết, tại huyện miền núi Ba Tơ xuất hiện năm trường hợp mắc bệnh bạch hầu.
Sáng 5-9, Trường tiểu học Nơ Trang Lơng, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk buộc phải dừng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2020 - 2021 do nằm trong khu vực cách ly y tế để phòng, chống dịch bạch hầu.
Tính đến hết ngày 24-7, số ca bệnh dương tính với bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã tăng lên 36 ca, với 10 ổ dịch ở 4/8 huyện, thành phố của tỉnh; dẫn đầu các tỉnh Tây Nguyên về số ca bệnh và số người tử vong.
Chiều 22-7, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm trường hợp thứ 19 dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Gần đây, do thời tiết nóng bức kèm mưa lớn, tình hình dịch bệnh ở Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Cùng với dịch bạch hầu đang lây lan rộng, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, sốt rét, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, dại… cũng tăng khiến người dân lo lắng.
Chiều 13-7, tại Hội trường Ngọc Linh, TP Kon Tum, diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020.
Ngày 9-7, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có công văn đề nghị các sở GD-ĐT chủ động phối hợp các sở y tế và cơ quan liên quan của địa phương triển khai một số biện pháp nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan trong trường học.
Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Hà Văn Hùng cho biết, qua công tác phòng, chống dịch và điều tra dịch tễ, ngành Y tế Đắk Nông đã phát hiện nhiều trường hợp là người lành nhưng trong người vẫn mang trực khuẩn bạch hầu.
Theo số liệu cập nhật của ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên, đến ngày 7-7, trên địa bàn đã có 61 ca nhiễm bạch hầu. Trong đó, tỉnh Đắk Nông 25 ca, Kon Tum 23 ca, Gia Lai 13 ca và đã có ba người tử vong (Đắk Nông: hai người, Gia Lai: một người). Hiện các địa phương trong tỉnh đang cách ly hàng nghìn người để theo dõi, phòng bệnh.
Ngày 6-7, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết, trong tổng số 26 mẫu bệnh phẩm của những trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhi Vung (bệnh nhân tử vong do bạch hầu) chuyển Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, kết quả có chín mẫu dương tính với bệnh bạch hầu.