

Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#biện pháp trừng phạt
Có 26 kết quả
Ngày 27/6, tại ngày họp thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Đức, lãnh đạo các nước thành viên G7 đã ra tuyên bố chung về căng thẳng Nga-Ukraine, đồng thời xem xét 1 gói hành động mới nhằm gia tăng sức ép đối với Moskva liên quan vấn đề Ukraine.
Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được cho là sẽ cam kết hỗ trợ ngoại giao, tài chính và quân sự không giới hạn cho Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại bang Bavaria (Bayern) của Đức.
Hiệp hội công nghiệp Đức (BDI) ngày 21/6 cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế ở nước này nếu Nga ngừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho Đức.
Hội đồng châu Âu ngày 20/6 quyết định gia hạn đến ngày 23/6/2023 các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea và thành phố Sevastopol.
Hãng tin Bloomberg, ngày 8/5, đưa tin, đại diện thường trực các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa đạt được thỏa thuận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Ngày 6/5, hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định, Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Nga sau khi các lực lượng của Moskva quay trở lại vị trí như trước ngày 24/2 - thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Nga sẽ có hành động đáp trả nhanh chóng nếu bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào tình hình Ukraine hiện nay.
Đài truyền hình tư nhân Ba Lan Polsat News và trang web Onet.pl ngày 26/4 dẫn các nguồn tin cho biết, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt theo hợp đồng Yamal cho Ba Lan.
Ngày 24/4, trao đổi với báo Die Welt của Đức, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết, một lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga đã không nhận được đủ sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc xung đột tại Ukraine tác động đến toàn cầu, nhưng những quốc gia châu Phi phải nhập khẩu lúa mì và dầu mỏ là những "nạn nhân" chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Nga hiện có đủ nguồn lực tài chính để đối phó với những thách thức hiện nay, và Ngân hàng trung ương nước này không cần in thêm tiền.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/3 quyết định chi 500 triệu euro (547 triệu USD) để viện trợ nhân đạo cho Ukraine, đồng thời cho biết khối đã tiếp nhận 2 triệu người tị nạn đi sơ tán khỏi xung đột từ nước này.
Phát biểu với báo giới ngày 2/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine và hy vọng phái đoàn Ukraine sẽ tham gia đàm phán.
Ngày 28/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%.
Trong ngày 27/2, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã xác nhận thông tin Kiev và Moskva sẽ tiến hành đàm phán “vô điều kiện” tại Belarus.
Đức, Hà Lan, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Séc và các quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva đã đồng loạt đóng không phận với máy bay Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Bộ Kinh tế Nga ngày 25/2 ra thông báo cho biết, đang nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga, sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine.
Thúc đẩy đối thoại và sử dụng giải pháp ngoại giao để ngăn chặn một tính toán sai lầm nghiêm trọng có thể hủy hoại Ukraine, Nga và phần còn lại của châu Âu là những thông điệp quan trọng đã được lãnh đạo nhiều nước phương Tây nhấn mạnh tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Bộ Ngoại giao Iran thông báo, cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đang được tiến hành tại thủ đô Vienna của Áo, trong đó tập trung thảo luận về biện pháp dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.