Đô thị thông minh được hiểu là xu hướng phát triển tất yếu trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (big data) được ứng dụng rộng rãi trong quản lý, điều hành của chính quyền (như chính quyền điện tử), cũng như trong vận hành hạ tầng đô thị, phục vụ mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến đời sống hằng ngày của người dân.
Ngày 27/3, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service).
Sáng 6/12, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Đây là một sự kiện quan trọng của thành phố Hà Nội trong nỗ lực hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ công cuộc chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số thành phố Hà Nội.
Ngày 7/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) và DataStreams (Hàn Quốc) ký kết hợp tác nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và các nền tảng AI, nhằm phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo ứng dụng dịch vụ y tế thí điểm từ xa.
Là một trong những trọng tâm hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore, mô hình khu công nghiệp-đô thị và dịch vụ tại Bình Dương đã và đang trở thành mô hình hiệu quả trong thu hút đầu tư. Mô hình này hiện lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.
Là một phần quan trọng của kinh tế số, ngành công nghiệp dữ liệu lớn Big Data được Trung Quốc đẩy mạnh phát triển trong nhiều năm qua, nhằm thúc đẩy liên kết sâu với các ngành sản xuất, tạo cực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Ngày 24/4, tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Hội nghị Phát triển truyền thông số quốc tế Phúc Châu 2023 đã thu hút 180 đại biểu là các lãnh đạo, phóng viên các cơ quan truyền thông báo chí hàng đầu Trung Quốc và nước ngoài, CEO của các Công ty công nghệ kỹ thuật số của Trung Quốc, học giả của các viện nghiên cứu tham dự cùng thảo luận xu hướng phát triển mới của truyền thông số.
Ngày 16/3, Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc ra Sách trắng về xây dựng pháp quyền trên internet của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới cho biết, nước này tích cực tìm con đường mới, lĩnh vực mới và mô hình mới để đẩy mạnh liên kết giữa hoạt động tư pháp và công nghệ internet, nhằm thúc đẩy hơn nữa công bằng xã hội.
Ngành internet công nghiệp là một trong những động lực quan trọng giúp kinh tế-xã hội Trung Quốc phát triển với chất lượng cao. Năm 2022, quy mô ngành internet công nghiệp của nước này đạt 1.200 tỷ nhân dân tệ.
Dữ liệu lớn (Big Data) có tiềm năng khổng lồ trong việc đẩy nhanh phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 ở Đông Nam Á, với những lợi ích trong lĩnh vực y tế công cộng, phúc lợi, bảo trợ xã hội và giáo dục đạt giá trị hơn 100 tỷ USD, theo báo cáo công bố ngày 17/8 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tạp chí Phụ nữ mới vừa cho ra mắt những ứng dụng tương tác mới giữa bạn đọc và một trang in. Là ấn phẩm (in) ra đời muộn, “tuổi đời” chỉ ba năm, nhưng Tạp chí Phụ nữ mới, diễn đàn của các nữ trí thức, lại là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam sử dụng những công nghệ mới nhất như AR, AI, Big Data để sản xuất nội dung, mang lại cho độc giả những cảm nhận mới thú vị từ trang báo giấy.