Hội đồng châu Âu đã phê duyệt kế hoạch tài chính khí hậu, trong đó Liên minh châu Âu (EU) cam kết thực hiện mục tiêu của các nước phát triển là cùng nhau huy động 100 tỷ USD/năm tài trợ các chương trình khí hậu đến năm 2025.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) vừa ký Thỏa ước tín dụng Hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR để tài trợ cho các dự án giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Hội nghị tham vấn của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại Bonn (Đức) vừa kết thúc mà không đạt được các đột phá lớn. Một lần nữa, hội nghị phơi bày những rạn nứt chưa thể hàn gắn trong một sớm, một chiều giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới về chi phí, tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vốn còn lâu dài và đầy cam go.
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể bảo đảm phần lớn số vốn 1.600 tỷ USD bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Chiều 1/12, giờ địa phương, tại Dubai, UAE, nhân dịp tham dự Hội nghị lần thứ 28 các Bên thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố huy động tài chính thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo sơ bộ cho biết, có khả năng các nước giàu đã đạt mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD hằng năm cho quỹ khí hậu dành cho các nước nghèo hơn vào năm 2022, chậm hơn hai năm so với cam kết.
Các ưu tiên hợp tác APEC năm nay gắn liền với các nhiệm vụ chiến lược đang triển khai trong nước của Bộ Tài chính. Về mô hình trọng cung hiện đại, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 đã thảo luận về các công cụ chính sách để giải quyết những thất bại của thị trường gây trở ngại nguồn cung cho nền kinh tế như: lực lượng lao động, vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nghiên cứu và phát triển, và chất lượng môi trường.
Theo báo cáo của công ty tư vấn Wood Mackenzie, thế giới cần đầu tư 2.700 tỷ USD/năm để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050 và tránh nhiệt độ tăng vượt ngưỡng 1,5oC trong thế kỷ này.
Ngày 11/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về nội dung chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương; lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
Tính riêng năm 2022, Liên minh châu Âu đã chi 69 tỷ euro (77,47 tỷ USD) cho những nỗ lực bảo vệ môi trường, tập trung chủ yếu vào các dịch vụ xử lý nước thải và quản lý chất thải.
Đức là một trong số các quốc gia đóng góp tích cực cho quỹ khí hậu quốc tế. Năm ngoái, Đức đã tăng đóng góp cho quỹ thêm 50 triệu euro, nâng tổng mức đóng góp của nước này lên 440 triệu euro.
Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh tài trợ các hành động chống biến đổi khí hậu ở những nước nghèo nhất thế giới, song cần các nguồn kinh phí mới từ những nước giàu. Vấn đề tài chính cho các nước nghèo là yếu tố then chốt để giúp thế giới có thể hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
COP27 sẽ tập trung thảo luận việc cung cấp tài chính, thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu một cách bình đẳng khí thải và giải quyết các tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra.
Tổ chức phi lợi nhuận RMI ước tính Chính phủ Mỹ sẽ chi 514 tỷ USD cho vấn đề chống biến đổi khí hậu mặc dù Quốc hội sẽ phải thông qua thêm luật mới để một số khoản tài trợ được giải ngân.
Luật mới có tên Đạo luật giảm lạm phát, được Nhà Trắng khẳng định là cam kết lớn nhất nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong lịch sử nước Mỹ.
Ngày 12/8, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ rót 3 tỷ USD vào hai chương trình liên bang nhằm giúp các cộng đồng dân cư ứng phó với lũ lụt, cháy rừng, nắng nóng khắc nghiệt và các vấn đề khác do biến đổi khí hậu gây ra.
Ngày 29/7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết các nước giàu đã không thực hiện được cam kết đưa ra nhiều năm trước đây về việc tài trợ 100 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chính quyền Mỹ vừa công bố một loạt biện pháp nhằm tái khẳng định các cam kết hành động vì khí hậu, trong đó có khoản đầu tư 2,3 tỷ USD hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó thiên tai. Tổng thống Joe Biden (G.Bai-đơn) cam kết sẽ cứng rắn hơn nhằm lấy lại vị thế đi đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 20/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố loạt biện pháp hành chính nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết nỗ lực thúc đẩy các kế hoạch khí hậu của chính phủ, vốn đang gặp trở ngại ở Quốc hội và Tòa án Tối cao.
Ngày 8/6, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Ann Marie Yastishock cùng Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hàn Quốc (KOICA) Cho Han Deog ký Bản ghi nhớ đầu tiên giữa hai cơ quan về hợp tác giảm thiểu ô nhiễm và biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Ngày 27/5, Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam” (gọi tắt là Dự án 4 tỉnh Bắc Trung Bộ) đã chính thức được khởi động.
Theo Reuters, ban điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã thông qua quyết định lập một công cụ mới để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình ứng phó những thách thức dài hạn như biến đổi khí hậu (BĐKH) và đại dịch.
Quỹ Gates phối hợp nhà sản xuất khí đốt lớn Qatar sẽ cùng đầu tư 200 triệu USD trong hai năm tới để hỗ trợ cho nông dân ở các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tài trợ trị giá 126,9 triệu USD giúp nâng cao khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, tăng cường tính kết nối và giảm rủi ro ngập lụt ở vùng lõi đô thị của thành phố Vĩnh Long.
Ngày 6/11, nước chủ nhà Anh cho biết, dự kiến có 45 quốc gia sẽ cam kết đẩy mạnh bảo vệ thiên nhiên và đại tu nông nghiệp để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngày làm việc hôm nay tại Hội nghị Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ngày 1/11 tại Glasgow, xứ Scotland, Vương quốc Anh, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cam kết tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhưng câu chuyện từ châu Phi cho thấy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để biến cam kết thành hành động.
Ngày 28/10, Liên hợp quốc nhấn mạnh, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sắp tới diễn ra ở Glasgow (Anh), các nước cần tăng cường tài trợ cho các nước đang phát triển để nâng cao năng lực ứng phó những tác động của biến đổi khí hậu. Đây là cách tiếp cận có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở các nước đang phát triển.
Theo dự báo, đến năm 2030, các quốc gia đang phát triển cần tới 300 tỷ USD để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên mức tài trợ hiện tại vẫn chưa đủ 25% số tiền này.