An toàn thực phẩm luôn là vấn đề khiến nhiều người Việt lo lắng. Chuyện thực phẩm bẩn, sữa kém chất lượng hay rau củ nhiễm hóa chất không còn là điều xa lạ, và mỗi lần có sự cố xảy ra, người dân lại đặt câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm?”, “Ai kiểm soát những gì chúng ta đang ăn mỗi ngày?”.
Ngày 23/4, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, các nước châu Âu cho rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine phải bao gồm "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
Thời gian qua, Liên minh châu Âu (EU) không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu và nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Tuy nhiên, “hành trình xanh” đó đang đối mặt nhiều thách thức khiến EU lỡ hẹn với kế hoạch công bố mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Danh sách các mặt hàng chịu thuế rất đa dạng, bao gồm: kim cương, trứng, chỉ nha khoa, xúc xích, gia cầm, hạnh nhân và đậu nành, các mức thuế mới này sẽ được áp dụng theo hai giai đoạn.
Ngày 7/4, Quỹ Tara Océan công bố nghiên cứu cho thấy tình hình ô nhiễm vi nhựa ở các dòng sông tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sự sinh tồn của các loại thủy sinh và sức khỏe con người.
Báo cáo mới của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chỉ ra rằng Nga đã vượt qua các quốc gia Tây Âu về năng lực sản xuất quốc phòng trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine tiếp diễn.
Theo Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert, trong bối cảnh Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng mới, các doanh nghiệp châu Âu vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Ngày 31/3 , Ngoại trưởng các nước Anh, Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố chung, khẳng định lập trường thống nhất trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.
Ngày 27/3, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu tại thủ đô Paris của Pháp đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên khối không đạt được sự đồng thuận về thành lập liên minh quân sự "tự nguyện" do Anh, Pháp dẫn đầu tới Ukraine nhằm đảo bảo an ninh cho Kiev.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tân Thủ tướng Canada Mark Carney nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ giữa Canada với các đồng minh châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, cuộc bầu cử quốc gia cận kề là những thách thức mà tân Tổng thống Canada phải đối mặt. Quan hệ đồng minh với châu Âu giúp Canada thúc đẩy đa dạng hóa thương mại, mở rộng cánh cửa hợp tác và phối hợp đối phó các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt châu Âu vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Từ nguy cơ bị gạt ra lề trong giải quyết xung đột Nga-Ukraine cho đến sự lạnh nhạt trong mối quan hệ với Mỹ, các vấn đề xảy ra dồn dập khiến châu Âu nhận ra rằng, đã đến lúc cần đóng vai trò chủ động hơn trong cấu trúc an ninh khu vực thay vì phụ thuộc vào "chiếc ô an ninh" của Washington, dù điều này không dễ thực hiện.
Theo The Times, hơn 35 quốc gia đã đồng ý cung cấp vũ khí, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và tình báo cho "sứ mệnh châu Âu tiềm năng" - gìn giữ hòa bình tại Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Hiệp hội trứng Đan Mạch cho biết, Mỹ đã kêu gọi Đan Mạch và các nước châu Âu khác cung cấp trứng trong bối cảnh giá trứng tại Mỹ tiếp tục tăng.
Ngày 6/3, phản ứng trước việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định: “Đây là mối đe dọa đối với Nga”.
Ngày 6/3, lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiến hành họp Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Brussels với mục tiêu tăng cường quốc phòng và an ninh cho châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine và những thay đổi chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Châu Âu không thể mãi đặt cược an ninh của mình vào Mỹ – đó là thông điệp mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa nhấn mạnh khi đề cập đến chiến lược răn đe hạt nhân. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, liệu Pháp có sẵn sàng đối thoại với các đồng minh về vai trò của mình trong việc bảo vệ "lục địa già"?
Ủy ban châu Âu (EC) đã đạt được thỏa thuận quan trọng về mua vaccine ngừa Covid-19 với Công ty Dược phẩm Moderna. Thỏa thuận này có hiệu lực trong vòng bốn năm. Theo giới chức khu vực, sự kiện nêu trên là một minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của châu Âu trong củng cố hệ thống y tế và bảo vệ người dân, sẵn sàng ứng phó khủng hoảng sau những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch Covid-19.
Những diễn biến vừa qua đặt ra câu hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine trong tương lai, và liệu châu Âu, với kế hoạch hòa bình mới đề xuất có đủ sức “thế chân” Washington hay không.
Theo số liệu mới nhất từ cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), ba quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia châu Âu có tỷ lệ ứng dụng AI cao nhất gồm Đan Mạch, Thụy Điển và Bỉ.
Ngày 25/2, tờ Politico đưa tin, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và các nước thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) phản đối việc chuyển giao tài sản Nhà nước của Nga đã bị đóng băng cho Ukraine do lo ngại điều này sẽ ảnh hướng tới tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài.
Phong cách bắt tay thật chặt, giật và kéo tay đối phương về phía mình dường như đã thành thói quen trong mỗi lần hội kiến giữa Tổng thống Mỹ D. Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. Giới truyền thông cho rằng, dường như 2 nhà lãnh đạo của Mỹ và châu Âu đều muốn chiếm ưu thế trước ống kính, trước khi bước vào những cuộc trao đổi nghiêm túc.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khẳng định hòa bình tại Ukraine và an ninh của châu Âu là vấn đề không thể "áp đặt," phải do chính Ukraine và châu Âu quyết định.
Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp. Tuy nhiên, châu Âu vẫn giữ vai trò quan trọng là một chủ thể toàn cầu, là đối tác thương mại và là nhà đầu tư lớn của nhiều nước và khu vực. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có bài viết về quan hệ Việt Nam-châu Âu trong năm 2024 và triển vọng trong năm 2025. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết.
Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.
Sau khi chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Bỉ Bart De Wever đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm đưa kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Những cải cách quyết liệt của Brussels được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội rộng mở hơn cho tiến trình phục hồi và tăng trưởng của Bỉ.
Các nước châu Âu đã thống nhất quan điểm, việc đạt lệnh ngừng bắn tại Ukraine mà không kèm thỏa thuận hòa bình có thể tiềm ẩn rủi ro, vì thế Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự, bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang tập trung tại Pháp để vạch chiến lược chung, sau khi Tổng thống Mỹ khiến các đồng minh bất ngờ bằng cách khởi động các nỗ lực riêng với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine.