Hội nghị Di cư thường niên vừa diễn ra tại thủ đô Nairobi, Kenya kêu gọi các giải pháp bền vững, lâu dài để giải quyết hiện trạng di cư tràn lan ở vùng Sừng châu Phi. Tình hình di cư diễn biến phức tạp ở Somalia, khởi nguồn từ những nguyên nhân như xung đột, đói nghèo, biến đổi khí hậu, đã gây ra những hậu quả khôn lường, đe dọa tương lai lâu dài và bền vững của người dân quốc gia Đông Phi.
Hội nghị quốc tế về Sudan vừa diễn ra tại London (Anh), với sự tham gia của khoảng 15 quốc gia và các tổ chức quốc tế, đã kêu gọi các bên ở Sudan ngừng bắn ngay lập tức và vĩnh viễn, cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang chính quyền dân sự ở quốc gia Đông Phi này. Trong bối cảnh cuộc xung đột ở Sudan bước sang năm thứ ba và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự mới đây tuyên bố thành lập một “chính phủ song song” ở Sudan, cộng đồng quốc tế lo ngại tình hình leo thang căng thẳng đẩy nước này ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng.
Những chiếc xe buýt không khói, sáng kiến hỗ trợ nông dân và mô hình sản xuất từ tre - những “mầm xanh” của phát triển bền vững từ châu Phi - đang thu hút sự chú ý tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về một lục địa đang chủ động chuyển mình vì tương lai xanh toàn cầu.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo việc cắt giảm mạnh viện trợ toàn cầu đang gây ra “cuộc khủng hoảng sinh tồn ở trẻ em”, ảnh hưởng sâu rộng tới thế hệ tương lai, nhất là ở châu Phi. Trước thềm Hội nghị Trẻ em châu Phi lần thứ 2, Ngân hàng Phát triển châu Phi triển khai quỹ nhằm chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại Lục địa Đen.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) ngày 28/3 cho biết, số người tử vong do dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi lên tới 1.724 ca kể từ đầu năm 2024.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 24/3 cho biết, hơn 178.000 trường hợp mắc bệnh tả đã được xác nhận tại 16 quốc gia ở đông và nam châu Phi từ tháng 1/2024 đến tháng 3/2025.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/3, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đã phát cảnh báo mức độ nghiêm trọng về đợt bùng phát dịch tả tại khu vực Gambella, Ethiopia, khi ít nhất 31 người đã tử vong và hơn 1.500 ca mắc bệnh được ghi nhận trong tháng qua.
Nợ công từ lâu đã trở thành hòn đá tảng đè nặng lên nỗ lực tăng trưởng của châu Phi và nhiều nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, sáng kiến xóa nợ vừa được ký bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã mở ra triển vọng trút bỏ gánh nặng nợ đang bóp nghẹt nhiều nền kinh tế.
Thông tin cho biết hầu như tất cả các chương trình của sáng kiến Power Africa đã được đưa vào danh sách chấm dứt sau hơn 10 năm triển khai và đa số nhân viên của tổ chức này đã bị sa thải.
Theo báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 do Liên hợp quốc công bố, châu Phi đang chuẩn bị cho sự tăng trưởng kinh tế nhẹ vào năm 2025, nhờ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Nigeria, Ai Cập và Nam Phi. Dù vậy, Lục địa đen vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể như lạm phát cao, gánh nặng nợ nần... Ðứng trước hàng loạt cuộc khủng hoảng, con đường tiến tới các mục tiêu phát triển của châu Phi còn gặp nhiều chông gai và thử thách.
Abyei, vùng đất nằm giữa Sudan và Nam Sudan nổi tiếng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Mùa khô nơi đây mang đến nền nhiệt cao luôn ở mức gần 40 độ C, nắng cháy rát, độ ẩm thấp, trong khi đất đai lại cằn cỗi, bạc màu, điều kiện canh tác vô cùng khắc nghiệt. Tuy nhiên, bằng ý chí và sự sáng tạo, bộ đội Công binh Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, biến điều không thể thành có thể, tạo nên những vườn rau xanh tốt ngay giữa lòng chảo khô cằn của châu Phi, cung cấp nguồn rau xanh tươi đưa vào bữa ăn cho bộ đội.
Dù sở hữu tiềm năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, song các quốc gia châu Phi vẫn gặp nhiều trở ngại về cung cấp điện. Vừa qua, sứ mệnh thắp sáng cuộc sống không có điện của hàng trăm triệu người ở châu lục được “tiếp lửa” với hàng loạt cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh Năng lượng châu Phi diễn ra ở thành phố Dar es Salaam, Tanzania.
Phát biểu tại một cuộc họp với chủ đề "Tài trợ cho tương lai năng lượng hạt nhân của châu Phi" diễn ra ở thủ đô Kigali của Rwanda, ông Gatete đã nhấn mạnh vai trò của châu Phi như một khu vực dẫn đầu toàn cầu về sản xuất uranium, với Namibia và Niger được xếp vào nhóm 5 quốc gia đóng góp nhiều nhất.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng lục địa này, với hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo vào năm 2024.
WHO cho biết một số lượng lớn các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nghi ngờ vẫn chưa được xét nghiệm và "do đó không bao giờ được xác nhận" tại một số quốc gia châu Phi do năng lực chẩn đoán hạn chế.
Bộ Y tế Kenya hôm nay đã kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, đặc biệt là trong mùa lễ hội, khi số trường hợp mắc bệnh đã tăng lên 31 ca.
Tuyên bố của Chính phủ Mali cho biết, khoảng 80 người di cư có mặt trên con tàu hướng đến Tây Ban Nha, trong số các nạn nhân được xác định có 25 người Mali.
Châu Phi đang hướng tới nền kinh tế xanh, với kỳ vọng tạo ra 3,3 triệu việc làm từ nay đến năm 2030, trong đó năng lượng mặt trời và nông nghiệp thông minh là những lĩnh vực dẫn đầu. Quá trình chuyển đổi xanh hứa hẹn sẽ góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đang gia tăng ở giới trẻ, khi số lượng dân số trẻ ở châu Phi được dự báo vượt 800 triệu người vào năm 2050.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Châu Phi) hôm qua cho biết, Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ bắt đầu nhận được ba triệu liều vaccine đậu mùa khỉ từ Nhật Bản từ tuần tới và có thể sử dụng cho trẻ em.
Ngày 6/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sẽ cử các chuyên gia hỗ trợ các cơ quan y tế tại Cộng hòa dân chủ Congo điều tra căn bệnh lạ khiến nhiều người tử vong tại một vùng hẻo lánh của nước này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC Châu Phi) hôm qua cho biết, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục tăng trong bốn tuần tới trước khi bắt đầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2025.
Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có vaccine do vướng rào cản pháp lý.
Nigeria hôm qua bắt đầu tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ (mpox) cho các nhân viên y tế và những người có hệ miễn dịch yếu tại các bệnh viện ở thủ đô Abuja, hơn một tháng sau khi chương trình bị trì hoãn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 14/11 cho biết, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 20% vào năm ngoái, do phạm vi tiêm chủng "không đầy đủ" trên toàn cầu, nhất là ở các nước nghèo và những nước đang xảy ra xung đột.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) cảnh báo rằng, lục địa Châu Phi vẫn đang trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cấp tính khi số ca bệnh được báo cáo cho đến nay trong năm nay đã vượt mốc 50.000.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác hôm qua cho biết, 899.000 liều vaccine đợt đầu phòng bệnh đậu mùa khỉ đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi đang bị ảnh hưởng nặng nề do căn bệnh này gây ra.
Các nhà khoa học thuộc Apopo, một tổ chức phi Chính phủ đặt tại Tanzania đang tiến hành huấn luyện chuột túi khổng lồ châu Phi (chuột túi Gambia) để đánh hơi sừng tê giác, vẩy tê tê bị buôn lậu. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) hôm qua cho biết, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) tiếp tục lây lan nhanh trên lục địa Châu Phi, tăng hơn 500% so với năm ngoái.
Cơ quan an ninh y tế Anh (UKHSA) hôm qua cho biết, họ đã phát hiện trường hợp đầu tiên ở nước này mắc biến thể bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) mới thuộc nhánh Ib, đồng thời nói thêm rằng, rủi ro đối với người dân vẫn ở mức thấp.