Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, ngày 4/4/1975, Quân ủy Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14-29/4/1975, toàn bộ các đảo trên được giải phóng. Chiến công này có ý nghĩa to lớn, khẳng định tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về toàn vẹn lãnh thổ, đặt nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Không gian triển lãm kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước vừa khai mạc sáng 23/4 tại Báo Nhân Dân đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan trải nghiệm.
Khát vọng giải phóng đất nước của đoàn quân Việt Nam vượt núi băng rừng, giữa khói lửa chiến trường để thống nhất bắc-nam là động lực cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, bằng mọi giá đưa dân tộc đến ngày toàn thắng. Từ những chiến hào thấm đẫm máu xương đến bầu trời rền vang tiếng pháo, từ tiền tuyến đến bàn đàm phán ở Hội nghị Paris, toàn thể quân và dân ta quyết tâm thực hiện kỳ được lời căn dặn của Bác: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào... Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Suốt giai đoạn trước và trong khi Chiến dịch Tây Nguyên tiến hành, lực lượng bộ đội địa phương, trong đó có các Tiểu đoàn đặc công tinh nhuệ đã góp phần quan trọng làm tiêu hao sức mạnh địch; qua đó giúp quân chủ lực có thêm thời gian và thế tấn công sau cùng.
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp, Tư lệnh Quân khu 4 vừa trao tặng Bảo tàng Đắk Lắk những kỷ vật gắn bó với ông suốt những năm tháng cùng đồng đội vào sinh ra tử.
8 giờ 20 phút ngày 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng; chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.
Ngày 30/3/1975, đánh giá cao và kịp thời động viên quân và dân Tây Nguyên vừa lập chiến công vang dội, Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Nguyên.
Sáng sớm 24/3/1975, trận tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ bắt đầu. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh, pháo binh và xe tăng, xe bọc thép, ta đã nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của địch.
Tại hội nghị mở rộng từ ngày 18/12/1974-8/1/1975 Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch chiến lược, giải phóng miền nam trong hai năm 1975-1976, đồng thời, chuẩn bị Kế hoạch thời cơ giải phóng miền nam trong năm 1975. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên - “Đòn đột phá chiến lược”, lấy nam Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu và mục tiêu then chốt là thị xã Buôn Ma Thuột - “Trận điểm huyệt” quan trọng.
Quân đoàn 3, tiền thân của Quân đoàn 34 hôm nay là đơn vị chủ lực thực hiện thắng lợi trận quyết chiến Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Ngày 23/3/1975, ta giải phóng thị xã Gia Nghĩa. Khu ủy Khu 5 hạ quyết tâm đẩy nhanh tốc độ tiến công giải phóng toàn địa bàn. Chiến dịch giải phóng Huế phát triển thuận lợi.
Ngày 22/3/1975, trên hướng Thừa Thiên-Huế, quân địch tổ chức phản kích giải tỏa Đường số 1 không thành, lại rơi vào thế bị cô lập và bắt đầu hoảng loạn.
Ngày 20/3/1975, phát triển thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, Trung đoàn 271 giải phóng Kiến Đức (nay là trung tâm huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông). Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 341 kết hợp với bộ đội địa phương Bình Phước tấn công giải phóng An Lộc, Chơn Thành, diệt hơn 2.000 lính ngụy.
Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Ngày 18/3/1975, đến 18 giờ, ta làm chủ sân bay, trại Ngô Quyền, đài phát thanh, đánh tan Liên đoàn biệt động quân 23 ngụy, sau đó phát triển làm chủ hoàn toàn thị xã Cheo Reo lúc 21 giờ.
Ngày 17/3/1975, đến 8 giờ, ta đã chiếm toàn bộ sở chỉ huy Trung đoàn 53 - căn cứ mạnh còn lại của địch ở Buôn Ma Thuột. Cùng ngày, Trung đoàn 19 cùng bộ đội địa phương giải phóng thị xã Kon Tum, Trung đoàn 95A cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Pleiku.
Ngày 16/3/1975, được tin địch rút bỏ Kon Tum, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện ngay Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên yêu cầu triển khai đánh địch rút chạy. 19 giờ cùng ngày, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại mặt trận Tây Nguyên điện cho Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên Hoàng Minh Thảo ra lệnh cho bộ đội truy kích.
Chiều 15/3/1975, phía địch, theo lệnh của tướng Phú, lực lượng ở Tây Nguyên tổ chức rút quân từ Kon Tum và Pleiku về đồng bằng. Cùng ngày, quân địch đổ quân gồm Trung đoàn 24 và sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 xuống Phước An.
Ngày 10/3/1975, Quân giải phóng ào ào xung trận công kích dữ dội và làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Trước sức tấn công mạnh mẽ của Quân giải phóng, hệ thống phòng thủ của địch nhanh chóng sụp đổ. Thất bại nhanh chóng trên toàn tuyến Tây Nguyên, ngày 14/3/1975, Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh triệt thoái cao nguyên, rút quân về co cụm ở đồng bằng duyên hải, hình thành vành đai quân sự.
Ngày 14/3/1975, tại mặt trận Tây Nguyên, Tiểu đoàn 21 giải phóng Bản Đôn, tiểu đoàn 6 đánh chiếm Chư M’nga và Trung đoàn 149 được tăng cường 1 đại đội xe tăng tổ chức tiến công căn cứ Trung đoàn 53 ngụy. Phía quân địch, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra Nha Trang thị sát và quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Tây Nguyên.
Ngày 13/3/1975, tại mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 148 đánh chiếm ấp chiến lược Châu Sơn; Trung đoàn 64 giải phóng Buôn Hồ, Chư Pao, Đạt Lý. Cùng ngày, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiêu diệt 9 chốt địch trên Đường 19 rồi tiếp tục phát triển về Vườn Xoài, tiếp tục cắt Đường 19.
Cách đây 50 năm, Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975 đã chính thức mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tại mặt trận Tây Nguyên, ngày 12/3/1975, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 đánh chiếm khu Nhà Lao; Trung đoàn 24 cùng 1 đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ Trung đoàn 45 ngụy và trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 23 ngụy; Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Xê-rê-pốc...
Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch chính thức bắt đầu ngày 4/3/1975 với việc tiến công Buôn Ma Thuột và đến 11 giờ trưa 11/3, quân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã này. Ngày 24/3, ta tiến công Củng Sơn, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, hoàn thành trận then chốt thứ ba, kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, tạo điều kiện cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng, mở ra bước ngoặt quyết định cho thời kỳ toàn thắng của cuộc chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc.
Đầu năm 1975, trước những thay đổi nhanh chóng của chiến trường, ta đã quyết định mở đầu cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở chiến trường Tây Nguyên, nơi mà cả ta và địch đều coi là một địa bàn chiến lược.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã diễn ra trong gần hai tháng, qua các chiến dịch lớn: Tây Nguyên, đòn tiến công giải phóng Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.