Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, quyết định ngừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày của Mỹ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận. Quyết định này được xem như một bước đi để giải tỏa áp lực từ cộng đồng quốc tế, mở ra cánh cửa cho những cuộc đàm phán thương mại, đồng thời cũng là tín hiệu của một chính sách linh hoạt nhằm ổn định tình hình kinh tế.
Sáng 18/3, tại Nha Trang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Công bố Quyết định thành lập; ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 10 và Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực”.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm soát lãi suất, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất huy động. Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 12 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm từ 0,1-0,7%/năm và ở hầu hết các kỳ hạn.
Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam Đinh Đức Quang vừa có những nhận định về tỷ giá và lãi suất trong tháng 2, đầu tháng 3/2025. Theo đó dự báo tỷ giá USD/VND có thể đạt mức 26.000 đồng vào quý II, quý III và sẽ giảm nhẹ vào cuối năm 2025; còn lãi suất VND khó tăng cao trong năm nay nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Cùng với cả hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng đã nỗ lực, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thách thức và phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào kết quả chung của đất nước. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Nhân Dân chung quanh những kết quả ấn tượng của toàn ngành trong năm 2024, cũng như định hướng trong điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2025.
Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Chiều 7/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 diễn ra ngày 14/12 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp; thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhưng phải bảo đảm hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng.
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.
Chiều 17/10, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hằng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp báo.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Ngày 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất hạ trong hơn 4 năm qua.
Chiều 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan về đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ từ đầu năm đến nay, đề ra nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm bảo đảm thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, hiệu quả, thông suốt, đạt các mục tiêu đề ra, tạo nền tảng cho phát triển đất nước.
Kinh tế Việt Nam đã đi được nửa chặng đường của năm 2024 với mức tăng trưởng ấn tượng, GDP quý II đạt 6,93%, sáu tháng đầu năm đạt 6,42%, tiếp tục duy trì đà phục hồi quý sau cao hơn quý trước. Nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đều nhận định khả quan về xu hướng tích cực của nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 231/TB-VPCP truyền đạt ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024, so dự báo 6,7% trước đó do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.
Sáng 14/3, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đồng chủ trì hội nghị; đại diện các bộ, ngành Trung ương; các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.
Ấn phẩm Sách Beige của FED được chờ đợi trong bối cảnh các thị trường tại Mỹ cũng như toàn cầu đang “nín thở” chờ đợi các điều chỉnh chính sách tiền tệ của FED.
Ngày 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg về tăng trưởng tín dụng năm 2024 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý chỉ đạo của Thủ tướng theo thẩm quyền.
Nhân dịp đầu xuân năm mới 2024, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chung quanh kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 cũng như định hướng giải pháp điều hành trong năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Sáng 8/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định "ghìm cương lãi suất", theo đó giữ nguyên mức lãi suất. Việc duy trì lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm cho thấy FED thận trọng, tiếp tục theo dõi tác động của việc tăng lãi suất thời gian qua trước khi cân nhắc hành động tiếp theo, cũng như độ trễ chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và hoạt động kinh tế, tài chính của Mỹ.
Bên cạnh điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều phối, chỉ đạo rà soát để giảm thiểu thủ tục hành chính, hồ sơ vay vốn, rút ngắn quá trình xem xét tín dụng, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Việt Nam thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ tác động của lạm phát thế giới và đang có xu hướng tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm ở thị trường trong nước.
Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố kế hoạch tăng lương tối thiểu bình quân tại nước này lên gần 50% so với mức hiện tại trong khoảng 1 thập kỷ tới. Động thái này thể hiện quyết tâm của chính phủ cho mục tiêu phục hồi kinh tế dựa trên tiêu dùng.