Riêng một trận lũ quét tràn về xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tháng 7/2024) đã làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tài sản của nhân dân và các công trình hạ tầng.

Điện Biên đầu tư 53 tỷ đồng bố trí dân cư, bảo vệ vùng nguy cơ thiên tai

Từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương bổ sung cho tỉnh Điện Biên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô vừa ký, ban hành 4 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án bố trí dân cư và bảo vệ hạ tầng, bảo đảm an toàn các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn 3 huyện: Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ. Tổng vốn đầu tư 4 dự án là 53 tỷ đồng.

Khu tái định cư tập trung ở bản Chim, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa trợ giúp hộ dân nguy cơ ảnh hưởng thiên tai ổn định cuộc sống

Đầu nhiệm kỳ này tỉnh Thanh Hóa xây dựng đề án, chủ động bố trí ngân sách và huy động thêm các nguồn hợp pháp khác, thực hiện hỗ trợ di chuyển các hộ dân đang sinh sống ở khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để sắp xếp, ổn định dân cư theo phương thức xen ghép trong các khu dân cư và tái định cư tập trung, liền kề.
Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Kè sinh thái dọc tuyến sông huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Kè sinh thái chống sạt lở

Năm 2010, đồng bằng sông Cửu Long mới có 99 điểm sạt lở, đến nay con số đã tăng gấp 7,5 lần với hơn 750 khu vực sạt lở. Trước thực trạng này, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo để phòng, chống, trong đó mô hình kè sinh thái đang được triển khai hiệu quả tại Hậu Giang.
Hồ chứa nước Đắk N'Ting (xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông) bị khối trượt xô đẩy làm thân đập bị nứt, có nguy cơ vỡ.

Nguyên nhân gây sạt, trượt đất ở các tỉnh nam Tây Nguyên

Sau đợt mưa kéo dài từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 vừa qua, tại hai tỉnh nằm ở phía nam Tây Nguyên là Lâm Đồng và Đắk Nông liên tục xảy ra các vụ sạt lở, trượt đất, nứt gãy mặt đất, gây thiệt hại về người và tài sản; nhiều công trình của người dân và cơ quan nhà nước bị hư hại, khiến hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp...
Do bị mất rừng phòng hộ, tuyến đê biển ở Bạc Liêu thường xuyên bị sạt lở nghiêm trọng. Trong ảnh: Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tạm thời ngăn không cho nước biển tràn vào khu vực dân cư. (Ảnh CTV)

Cần giải pháp chống sạt lở tuyến đê ven biển Bạc Liêu

Nhiều năm qua, do đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là việc nuôi tôm công nghệ cao và rất nhiều dự án điện gió được xây dựng đã làm cho không ít diện tích rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu bị “teo” lại. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khu vực đê ven biển liên tiếp sạt lở nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống người dân.