Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Chương trình là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, ra đời nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn. Theo đó, trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
OCOP- Những sản vật mang nặng giá trị văn hóa

OCOP- Những sản vật mang nặng giá trị văn hóa

Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) (2018-2021), ngành nông nghiệp Việt Nam đã có hàng nghìn sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và 20 sản phẩm đạt 5 sao trở thành quà tặng cấp quốc gia. Đây là kết quả rất đáng tự hào trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ đó trở thành động lực thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hướng đến mục tiêu 10.000 sản phẩm OCOP năm 2025

Hướng đến mục tiêu 10.000 sản phẩm OCOP năm 2025

Sau 3 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) toàn diện, quy mô lớn trên cả nước (2018-2021), ngành nông nghiệp Việt Nam đã có hàng nghìn sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và hàng chục sản phẩm đạt chất lượng 5 sao góp phần không nhỏ giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy chương trình OCOP là hướng đi đúng và trúng của ngành nông nghiệp không chỉ trong tái cơ cấu ngành mà còn phát triển kinh tế nông thôn. Hiện, toàn ngành đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đạt 10.000 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Cắt băng khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Trà “5 cực” Shan tuyết Suối Giàng và con đường làm rạng danh trà Việt

Trà “5 cực” Shan tuyết Suối Giàng và con đường làm rạng danh trà Việt

Những gốc trà Shan tuyết cổ thụ sừng sững giữa núi rừng Suối Giàng, Yên Bái từ hằng trăm năm nay như tinh hoa của đất trời ban tặng. Việc đưa trà xuống núi, không chỉ đơn giản là để quảng bá một sản vật trời ban, mà còn để Shan tuyết làm rạng danh trà Việt, là đại sứ ẩm thực kể câu chuyện văn hoá Việt, và trở thành “quốc bảo” của người Việt. Con đường ấy chẳng dễ để đi, nhưng chắc hẳn là con đường đầy màu sắc dành cho những người yêu và tự hào về trà Việt và văn hóa Việt Nam.
Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi từng bước nâng tầm, tạo được uy tín với người tiêu dùng.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

Sau gần 5 triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện chặt chẽ, công khai đã tạo được uy tín với người tiêu dùng.
Miến Loan Hảo: Thức quà nhỏ nơi rẻo đất miền trung

Miến Loan Hảo: Thức quà nhỏ nơi rẻo đất miền trung

Chính thức ra mắt thị trường từ năm 2014, miến dong Loan Hảo đã nhanh chóng khẳng định được uy tín và trở thành một trong những sản phẩm đầu tiên của huyện Vĩnh Linh tham gia vào chương trình OCOP của huyện. Đến nay, Cơ sở sản xuất miến Loan Hảo (thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng đón nhận.
[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu

[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu

Với ưu thế nằm cạnh rú Lịnh – "lá phổi xanh" của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã phát triển, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật truyền thống. Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi ong lấy mật, Hợp tác xã nông sản xanh Vĩnh Hòa còn nỗ lực xây dựng thương hiệu mật ong Rú Lịnh, phát triển và mở rộng các kênh phân phối cho sản phẩm truyền thống của địa phương.
[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP

[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
Làm gốm nghệ thuật tại làng gốm Bát Tràng.

Hà Nội nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP

Đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, các làng nghề của Thủ đô Hà Nội đang ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng xã hội. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang là hướng đi đúng của các làng nghề hiện nay trong xây dựng nông thôn mới…
Xem thêm
back to top