Trong "thành phố lều tạm" mới được dựng nên ngay bên cạnh đống đổ nát cũ của thị trấn Nurdag, tỉnh Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ), một cuộc sống mới đã được bắt đầu. Giữa nỗi đau và mất mát, những mầm hy vọng cũng đang dần vươn lên.
Sau trận động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2, rất nhiều người may mắn còn sống sót ở 10 tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống tạm trong các lều trại, container được dựng lên trong các sân vận động. Một số khác lại lựa chọn ở trong những chiếc ô-tô vốn để vận chuyển hằng ngày.
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ trận động đất kinh hoàng rạng sáng 6/2 khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, một nhịp sống tại Hatay đã dần hình thành. Những điều tưởng chừng như bất thường lại trở thành bình thường ở vùng đất Cực nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn 2 tuần sau trận động đất lịch sử khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ, người dân Hatay đã bắt đầu bước vào giai đoạn tái thiết thành phố mới.
Là nơi có nhiều di tích mang dấu ấn văn minh thời cổ đại, thế nhưng Antakya (Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ) lại vừa bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất kinh hoàng. Những nhà thờ cổ kính, giáo đường Hồi giáo hàng thiên niên kỷ, dãy phố cổ bên dòng Orentes hiền hòa… tất cả đều bị đổ sập và vùi lấp trong niềm luyến tiếc của cả nhân loại.
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, nước này đang đẩy nhanh các kế hoạch cung cấp nhà ở cho nạn nhân của trận động đất ngày 6/2 vừa qua. Đến nay, trận động đất làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã khiến gần 50.000 người tại 2 nước này thiệt mạng.
Hơn 2 tuần sau thảm hoạ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, tâm chấn Hatay vẫn ngổn ngang, đổ nát. Những tòa nhà bị đổ sập, những gương mặt thất thần... Chưa ai có thể nguôi quên khi nỗi đau vẫn còn hiện hữu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố chế độ hỗ trợ lương tạm thời và đưa ra lệnh cấm cắt giảm việc làm tại 10 thành phố để bảo vệ người làm công ăn lương và các doanh nghiệp trước những tác động của thảm họa động đất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản hôm 6/2 vừa qua.
Các báo cáo cho biết, một số người đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sau hai vụ động đất mới này. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương.
Mohammed al-Hamo chưa từng nghĩ sẽ có lúc nghề tay trái là cắt tóc của mình được tận dụng trong khu tạm trú của những nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Ngày 20/2, một trận động đất có độ lớn 6,4 đã làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên hơn 46.000 người, riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 41.000 người. Con số này dự kiến còn tăng khi có khoảng 385.000 căn hộ chung cư tại Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng, nhiều người còn mất tích.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, gần 13.000 máy xúc, cần cẩu, xe tải và các phương tiện hỗ trợ khác đã được triển khai đến các khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất.
Những quả bóng bay màu đỏ thắm được buộc vào các thanh sắt nơi đống đổ nát vùi chôn những trẻ em không may mắn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là hoạt động của một nhóm tình nguyện viên để tưởng nhớ những trẻ em thiệt mạng tại Hatay trong thảm họa động đất xảy ra tuần trước.
Những hình ảnh được ghi lại bằng flycam, tại thành phố Antakya, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của trận động đất hôm 6/2 tại nước này và Syria.
Ngày 18/2, tại Đại sứ quán Syria tại Nga, đại diện cộng đồng người Việt Nam tiếp tục trao lô hàng để chuyển đến Syria hỗ trợ các nạn nhân trận động đất kinh hoàng vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Tính đến ngày 17/2, số người thiệt mạng do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên gần 44.000. Một số nạn nhân vẫn may mắn sống sót sau 10 ngày bị vùi lấp trong đống đổ nát.
Bài viết trên báo Arab News cho biết, hơn một tuần sau khi trận động đất có độ lớn 7,8 tàn phá nhiều khu vực ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria, số người thiệt mạng tiếp tục tăng lên từng giờ.
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải cho biết các nước đánh giá rất cao, không những về trình độ năng lực, mà cả sự cần mẫn, cố gắng của các đoàn cứu hộ cứu nạn của Việt Nam.
Theo số liệu của các giới chức và cơ quan y tế, số nạn nhân thiệt mạng do động đất đã lên tới 39.106 người, trong đó có 35.418 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và ít nhất 3.688 người ở Syria.
Trong ngày 14/2, lực lượng cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ. Phối hợp với các đơn vị bạn, đoàn đã tìm thấy và đưa thi thể 3 nạn nhân ra ngoài.
Ngày 14/2, Đội chó nghiệp vụ và Tổ trinh sát số 1 của Đội Công binh cứu sập của Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Một tuần sau trận động đất kinh hoàng, hàng triệu người trong khu vực ảnh hưởng đang phải vật lộn để tồn tại trong cảnh không nhà cửa giữa thời tiết giá lạnh".
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín thảo luận các cách thức tăng cường hỗ trợ Syria sau thảm họa động đất xảy ra tuần trước trong bối cảnh ngày càng nhiều lời kêu gọi mở cửa biên giới để vận chuyển hàng cứu trợ tới quốc gia này.
Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2 và sẽ giao các bộ, ngành Việt Nam tiếp tục có thêm các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời gian tới.
Những ngày qua, động đất khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu nhiều hậu quả thảm khốc đối với người và tài sản. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có thư ngỏ gửi lời thăm hỏi và chia sẻ trước những khó khăn của cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.