Lúc 21 giờ 30 phút tối 3/10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi tin cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại khu vực tỉnh Quảng Nam. Trong đó, huyện Nam Giang được cảnh báo là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên các sườn dốc…
Ngày 3/10, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại các địa phương trong tỉnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay (3/10), nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng ở các khu vực trũng, thấp.
Sau khi kiểm tra hiện trường tại thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), tối 2/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu đã có cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão huyện Kỳ Sơn và các ban, ngành liên quan, chỉ đạo gấp rút việc triển khai các phương án khắc phục hậu quả lũ quét nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.
Ngày 2/10, các cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực 6, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân còn mất tích trên sông Âm, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Sáng 2/10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa diện rộng. Tính từ ngày 28/9 đến 7 giờ ngày 2/10, lượng mưa phổ biến từ 170-300mm; tại các huyện: Nông Cống, Sầm Sơn, Quảng Xương, Như Xuân, Nga Sơn có tổng lượng mưa hơn 300 đến hơn 400mm. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi đang vận hành 43 trạm bơm tiêu thoát nước bảo vệ cây trồng, các khu dân cư.
Ông Vương Thành Chung, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Bung cho biết, từ 14 giờ 30 phút chiều nay (2/10), đơn vị sẽ bắt đầu vận hành điều tiết nước từ hồ chứa Thủy điện Sông Bung 2 về hạ du để bảo đảm mực nước cao nhất trước lũ.
Do ảnh hưởng của rìa phía nam lưỡi áp cao lục địa có cường độ yếu, kết hợp với hội tụ gió đông nam phát triển từ 1.500-5.000m, nên từ đêm qua đến sáng 2/10, các khu vực trong tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Thông tin từ lãnh đạo Đồn Biên phòng La Êê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, qua huy động tổ chức tìm kiếm, đến khoảng 7 giờ 30 phút ngày 2/10, thi thể nạn nhân mất tích được tìm thấy tại vị trí cách nơi bị lũ cuốn trôi khoảng 15km về phía hạ nguồn sông Bung (huyện Nam Giang).
Lũ quét xảy ra từ 2 giờ sáng nay (2/10) tại địa bàn xã Tà Cạ và khu vực thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), làm 1 người chết, cuốn trôi 15 ngôi nhà, trong khi nhiều ngôi nhà khác cùng công sở và nhiều tài sản có giá trị bị ngập.
Dự báo hôm nay (2/10), nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Từ ngày 3/10, mưa dông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm dần. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông còn kéo dài trong nhiều ngày tới.
Từ ngày 28/9 đến 7 giờ ngày 1/10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; lượng mưa phổ biến từ 140-200mm. Mưa lũ làm hơn 200 ha lúa, gần 240ha rau màu, hơn 90 ha mía, 25ha ngô, 20ha dưa chuột 4,4ha sắn, gần 170ha nuôi trồng thủy sản, 75 nhà dân bị ngập nước.
Ngày 1/10, tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức hoạt động hỗ trợ, trao tặng quà cho bà con Quảng Ngãi bị thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Mưa lớn cuốn trôi 1 cầu gỗ tại thôn Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên khiến 40 hộ dân trong thôn bị cô lập; một cháu bé ở huyện Trạm Tấu bị trượt chân rơi xuống suối và mất tích.
Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 1/10 cho biết, đã ký quyết định trích gần 200 triệu đồng hỗ trợ cho 81 gia đình có nhà cửa hư hỏng do bão số 4 ở huyện Phú Vang. Đơn vị này cũng đang hối thúc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương trong tỉnh khẩn trương hoàn tất thống kê để kịp thời hỗ trợ người dân bị thiên tai.
Dự báo, từ đêm 30/9 đến ngày 1/10, ở khu vực Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa hơn 120mm. Cảnh báo nguy cơ cao đến rất cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thông tin từ Công ty Điện lực Quảng Nam (PC Quảng Nam) cho biết, qua 2 ngày nỗ lực khắc phục, đến 6 giờ sáng nay (30/9), đã có 346.739 khách hàng trên địa bàn 201 xã, phường, thị trấn được cấp điện trở lại sau bão số 2, đạt 75% so tổng số khách hàng do đơn vị quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn 40 xã, phường, thị trấn chưa khôi phục được, làm cho hơn 100 nghìn hộ dân gặp khó khăn…
Sáng 30/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa phát đi công điện số 23, phát lệnh báo động III trên sông Yên.
350 cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai đã xuyên đêm 29/9 để hàn khẩu kênh tiêu Hoàng Cần, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Sáng 30/9, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi Phan Vũ Đông Quân hồ hởi thông tin, sau hơn 2 ngày nỗ lực vượt khó khắc phục hệ thống lưới điện bị hư hỏng sau bão số 4, đến 9 giờ sáng 30/9, những khách hàng bị mất điện cuối cùng ở Quảng Ngãi đã được cung cấp điện trở lại.
Tại các vùng trũng thấp, nước lũ đang lên, lực lượng chức năng của huyện Thanh Chương đã tăng cường gia cố các đoạn đê xung yếu, đồng thời hỗ trợ sơ tán người dân tại các vùng bị bị ngập sâu.
Sáng 30/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp nhận ủng hộ hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền trung bị thiệt hại do bão số 4 vừa qua từ các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 30/9 đến 1/10, ở khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông. Mưa dông ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng kéo dài đến ngày 2-3/10.
Tối 29/9, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có Công văn số 975/PCTT-QLĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh triển khai công tác bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
Bão số 4 với sức tàn phá lớn đổ bộ vào miền trung, gây sự cố nghiêm trọng cho hệ thống lưới điện trong khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên và bắc Tây Nguyên, bao gồm cả lưới điện truyền tải quốc gia và lưới điện phân phối. Ngay khi bão vừa tan, các đơn vị điện lực đã huy động toàn lực, tập trung khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại và bảo đảm an toàn vận hành hệ thống điện quốc gia.