Một đoạn video ghi lại cảnh đụng độ dữ dội giữa cảnh sát Pháp và nhân viên cứu hỏa được chia sẻ trên mạng xã hội để nói về cuộc biểu tình ở nước này trong những ngày vừa qua nhằm phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của Tổng thống Emmanuel Macron. Tuy nhiên, trên thực tế, video này đã xuất hiện từ 3 năm trước.
David Holz, nhà sáng lập công cụ AI chuyển văn bản thành hình ảnh nổi tiếng Midjourney, vừa thông báo về việc chính thức ngừng thử nghiệm miễn phí trình tạo ảnh này do “sự lạm dụng quá mức và nhu cầu tăng bất thường” trong thời gian qua.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra hình ảnh khác biệt về Giáo hoàng Francis trong chiếc áo phao Balenciaga khiến không ít người dùng mạng xã hội nhầm lẫn.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang khiến việc tạo ra tin giả, hình ảnh giả mạo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như trong thời gian qua, một số bức ảnh do AI tạo ra cho thấy cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đi tù được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác.
Để “câu view” và tăng lượt theo dõi cho tài khoản mạng xã hội TikTok, một nam thanh niên đã đăng tải clip sai sự thật về tập đoàn Vingroup và lãnh đạo tập đoàn này. Cơ quan Công an đã xác minh làm rõ và xử lý nghiêm.
Đại diện Ngân hàng Trung ương Argentina (BCRA) phủ nhận tin đồn in khuôn mặt ngôi sao bóng đá Lionel Messi lên tờ 1.000 peso, tờ tiền có mệnh giá cao nhất tại quốc gia Nam Mỹ.
Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo cho người dân về phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng sau khi có nhiều trường hợp “sập bẫy” chiêu trò tuyển cộng tác viên bán hàng online.
Bộ Công an cảnh báo người dân phải hết sức cảnh giác trước những đường link lạ vì nếu kích vào rất dễ trở thành nạn nhân của tin tặc và bị chiếm đoạt thành công tiền trong tài khoản ngân hàng.
Một tạp chí điện tử đăng, phát thông tin sai sự thật và thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động, đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử phạt.
Vaccine ngừa Covid-19 không khiến số ca tử vong ở trẻ em tăng 8.200% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022 như nội dung được nhắc đến trong một video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), con số này “hoàn toàn xuyên tạc dữ liệu”.
Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định trong quá trình điều tra đến nay, chưa có tài liệu xác định cán bộ công an có cổ phần trong hoạt động kinh doanh karaoke An Phú.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) khẳng định, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua về hộp cơm với thức ăn là một con chuột của một học sinh được cho là ở địa bàn huyện Nam Giang là thông tin không trung thực về sự việc, ngữ cảnh diễn ra.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng, bắt đầu từ tháng 10/2022, chuỗi cửa hàng Starbucks sẽ chính thức dừng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, người phát ngôn của thương hiệu cà phê nổi tiếng này khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Mới đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video tuyên bố rằng quân đội Mỹ đang hiện diện tại Ukraine. Tuy nhiên, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.
Website này giả mạo toàn bộ măng sét, giao diện, thông tin tòa soạn của Báo Tiền Phong điện tử - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Các văn phòng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga không bị đóng cửa hay bị trục xuất như những tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội thời gian gần đây.
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng, cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro từng phát biểu từ năm 1992: "Cuộc chiến tiếp theo ở châu Âu sẽ là giữa Nga và chủ nghĩa phát-xít...”. Tuy nhiên, qua kiểm chứng, thông tin trên hoàn toàn vô căn cứ.
Người dùng mạng xã hội gần đây chia sẻ một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy đoàn máy kéo gồm hàng trăm chiếc tràn xuống lòng đường và cho rằng đó là cuộc biểu tình của nông dân Hà Lan năm 2022. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, bức ảnh được chụp vào tháng 10/2019 chứ không phải trong năm nay.
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin Argentina sẽ cho người dân nghỉ lễ 40 ngày trong dịp đội bóng đá nam nước này tham dự World Cup 2022 ở Qatar. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy, nhà chức trách Argentina đã đưa ra thông báo về kỳ nghỉ lễ nói trên.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã thừa nhận sự biến động của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn không chính xác.
Những ngày vừa qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video ghi lại cảnh một bé gái người Ukraine đang được các bác sĩ băng bó chân và cho rằng cô bé bị thương do tên lửa của quân đội Nga. Tuy nhiên, trên thực tế chấn thương của cô bé là do ngã xe đạp.
Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh bịa đặt, vô căn cứ đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấn AP kiểm chứng.
Người phát ngôn của Cơ quan Bưu chính Ba Lan khẳng định, cơ quan này không hề phát hành bộ tem chính thức in hình Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, như những tuyên bố lan truyền trên không gian mạng.
Mới đây, một bài viết hàm ý châm biếm tuyên bố rằng một lãnh đạo của hãng dược phẩm Pfizer đã bị bắt và bị buộc tội gian lận. Nhiều người đã chia sẻ bài viết trên không gian mạng.