Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP và các văn kiện liên quan tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Duy Linh)

[Infographic] CPTPP: Cơ hội và thách thức

NDĐT - Theo tờ trình của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, việc thông qua CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông - Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình tại phiên thảo luận tại hội trường, Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV chiều 26-10

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình ba vấn đề "nóng" của giáo dục

NDĐT- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia vẫn còn những bất cập. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiên định với đổi mới, tiếp tục ổn định kỳ thi quốc gia với những khắc phục cần thiết. Bộ trưởng cũng giải trình thêm về hai vấn đề đang là "điểm nóng" của giáo dục là sách giáo khoa và biên chế giáo viên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên bế mạc.

Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIV thành công và bế mạc

NDĐT – Sáng 20-11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã chính thức bế mạc, sau khi thông qua ba dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Các đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết, sáng ngày 20-11 (Ảnh: Duy Linh).

Quốc hội thông qua ba Luật

NDĐT- Sáng 20-11, trước phiên bế mạc kỳ họp thứ sáu, Quốc hội biểu quyết thông qua ba Luật, gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Ðại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: DUY LINH

Chú trọng hiệu quả và minh bạch trong đầu tư công

Hôm qua 16-11, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc tại Hội trường. Buổi sáng, các đại biểu QH thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Buổi chiều, QH thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðầu tư công.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu tại phiên thảo luận ngày 15-11. Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Cần thêm thời gian để hoàn chỉnh!

NDĐT - Cho ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng cần “luật hóa” rõ ràng hơn để chống chuyển giá, trong bối cảnh hoạt động chuyển giá đang diễn biến phức tạp, tinh vi. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến cho rằng dự thảo luật này còn chưa hoàn chỉnh, và đặt ra câu hỏi về tính khả thi.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu tại phiên thảo luận sáng 14-11.

83,7% vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết trong năm 2018

NDĐT - Năm 2018, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết hơn 27 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,7%. Qua đó, kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân hơn 200 tỷ đồng, gần 100 héc-ta đất, đồng thời khôi phục và bảo đảm quyền lợi cho hơn 1.800 tập thể, cá nhân.

Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 13-11.

Cần sớm thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

NDĐT- Đồng tình với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, thời gian qua tình trạng tham nhũng, “tham nhũng vặt” vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội. Hai báo cáo cũng nêu kiến nghị cần sớm thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả trong công tác PCTN.

Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV

Cần kiểm soát tình hình sử dụng bia rượu ở Việt Nam

NDĐT- “Tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sáng 9-11 khi trình bày Tờ trình về dự án Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) trước Quốc hội.

Ngày 8-11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra của Dự thảo Luật Quản lý Thuế (sửa đổi)

Củng cố hành lang pháp lý cho công tác “chống chuyển giá”

NDĐT- Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được mong đợi sẽ bổ sung những nội dung cần thiết, luật hoá một số nguyên tắc cơ bản nhằm tăng cường quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác “chống chuyển giá”. Tại kỳ họp lần này, Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được đưa ra xin ý kiến trước Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ chiều 8-11 về Dự án Luật Giáo dục (Sửa đổi)

Cần ổn định sách giáo khoa

NDĐT- Đóng góp ý kiến về những nội dung chung quanh Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải ổn định bộ sách giáo khoa để tránh gây xáo trộn và lãng phí trong xã hội.

Ðại biểu QH tỉnh Ðác Lắc phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: DUY LINH

Thảo luận về hai dự án luật

Ngày 6-11, các đại biểu QH làm việc tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của hai dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDÐH) và Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Các đại biểu đồng ý với đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm cấp thị thực điện tử tại phiên thảo luận sáng 5-11.

Đồng ý kéo dài thí điểm cấp thị thực điện tử đến 2021

NDĐT- Sáng nay, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả, cũng như sự cần thiết và tính đúng đắn của việc thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, qua gần hai năm thực hiện (từ ngày 1-2-2017), và đồng ý với đề xuất của Chính phủ kéo dài việc thí điểm thêm hai năm, tính từ ngày 1-2-2019.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời một số vấn đề đại biểu quan tâm về CPTPP sáng 5-11

CPTPP mang lại nhiều cơ hội quý giá

NDĐT- Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự nhất trí cao với Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bởi Hiệp định này mang lại nhiều cơ hội quý giá cho đất nước.

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình tại phiên thảo luận tại hội trường, Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV ngày 1-11

Ba nhóm giải pháp cho Kỳ thi THPT quốc gia

NDĐT- Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định với ba nhóm giải pháp đề ra, kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục được thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 29/NQ-T.Ư và từng năm sẽ hoàn thiện, tiến tới một kỳ thi trung thực, khách quan, giảm áp lực cho xã hội, tạo sự công bằng cho thí sinh.

back to top