

Thái Nguyên là tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập trên một ha đất trồng chè. Về chất lượng, được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Tuy nhiên, do có nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng, công nghiệp, du lịch, phát triển dân cư... nên diện tích trồng chè có nguy cơ giảm. Trước tình hình đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương bảo vệ diện tích đất trồng chè.
NDĐT - Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù, những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thương hiệu, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, khẳng định vị thế “Đệ nhất danh chè”. Song, với những đồi chè đẹp, người dân thân thiện, du lịch trải nghiệm vùng chè chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế vốn có.
Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích gần 22 nghìn ha, chất lượng, thương hiệu đã được khẳng định, tỉnh Thái Nguyên xác định chè là cây trồng chủ lực để nông dân phát triển kinh tế, làm giàu. Tuy nhiên, địa phương cần có những giải pháp quyết liệt, người dân cần thay đổi nhận thức, cách làm để khai thác dư địa phát triển chè còn rất lớn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống chè; tiến hành đầu tư xây dựng vùng sản xuất chè tập trung, sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ.
NDĐT - Chè Tân Cương là đặc sản danh tiếng của tỉnh Thái Nguyên được hàng triệu người tiêu dùng ưa chuộng từ nhiều năm qua. Với địa hình đồi thấp trùng điệp, những đồi chè đẹp mắt, vùng đặc sản chè Tân Cương đang thu hút nhiều khách du lịch sinh thái, trải nghiệm. Tuy nhiên, người dân địa phương cần thay đổi nhận thức để thúc đẩy du lịch phát triển, qua đó góp phần nâng tầm chè Thái.
NDĐT - Ở xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, ai cũng biết Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng Nguyễn Thị Hải là người tâm huyết với việc nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu chè La Bằng nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung. Qua đó, góp phần tạo công ăn việc làm và làm giàu cho nhân dân địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên có hơn 21.700 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh hơn 18 nghìn ha. Ðây là cây trồng thế mạnh của tỉnh, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
NDĐT- Ngày 10-3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình Du xuân hữu nghị năm 2018 tại tỉnh Thái Nguyên.
Hàng trăm năm qua, chất lượng và giá trị các sản phẩm chè Thái Nguyên đã được khẳng định, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, cần có bước đột phá để giữ vững thương hiệu “Chè Thái Nguyên” trong bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường.
NDĐT - Không biết câu ví “Chè Thái, gái Tuyên” có từ bao giờ, nhưng quả thật, thiên nhiên đã phú cho Thái Nguyên một vùng khí hậu, thổ nhưỡng vô cùng phù hợp để làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà”, nức tiếng trong nước và quốc tế. Chè Thái Nguyên có hương thơm ngát, vị ngọt hậu đậm đà đặc trưng mà không nơi nào có được.
ND - Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.