Hơn 50 năm qua, Việt Nam và Pháp đã cùng bước trên chặng đường hợp tác có bề dày lịch sử, cùng vượt qua những thử thách của thời đại để xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, tin cậy.
Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn chung thống nhất về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6 đến 7/10/2024.
Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Pháp đang có những bước phát triển tích cực, với nhiều dự án hợp tác cụ thể giữa các doanh nghiệp hai nước, và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa. Cả hai bên đều cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác, tăng cường giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.
Chiều 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Laurent Saint-Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương và Người Pháp ở nước ngoài nhân chuyến thăm Việt Nam.
Các thỏa thuận ký kết giữa các doanh nghiệp và địa phương hai bên được kỳ vọng sẽ mang lại thêm nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo, góp phần vào tăng trưởng có chất lượng hơn của Việt Nam.
Trưa 21/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Philippe Tabarot, Bộ trưởng Phụ trách giao thông Cộng hòa Pháp đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Pháp cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng thông qua việc cung cấp các giải pháp năng lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực thể thao không ngừng phát triển, tạo tiền đề quan trọng cho sự tiến bộ của cả hai nền thể thao.
Chiều 14/2, chương trình “Tết iu thương” mang không khí rộn ràng của ngày Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025 tới Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông INALCO tại thủ đô Paris (CH Pháp). Sự kiện do thầy và trò Khoa tiếng Việt tại INALCO tổ chức thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng kiều bào, người dân địa phương và bạn bè quốc tế yêu mến văn hóa Việt Nam.
Tại các buổi làm việc vào ngày 5 và 6/2, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và lãnh đạo vùng Grand Est ở đông bắc nước Pháp nhất trí rằng có nhiều tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương của Pháp trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, môi trường, du lịch…
Trong hai ngày 1 và 2/2, tại Trung tâm Văn hóa Salle des Algues của thành phố Larmor-Plage ở tỉnh Morbihan (vùng Brittany ở phía tây của Cộng hòa Pháp), đã diễn ra sự kiện “Tết Xuân” với các gian hàng chợ Tết phong phú và một chương trình nghệ thuật ấn tượng mừng năm mới Ất Tỵ 2025.
Ngày hội Xuân Ất Tỵ lớn nhất của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp diễn ra ngày 1/2 tại Cung văn hóa Baltard ở thành phố Nogent-sur-Marne thuộc ngoại ô thủ đô Paris đã tiếp đón hàng nghìn lượt khách tham quan và bạn bè quốc tế.
Ngày 31/1, Pháp đã chính thức bàn giao căn cứ quân sự chính của mình tại buổi lễ tại N'Djamena, thủ đô của Cộng hòa Chad, đánh dấu kết thúc sự hiện diện quân sự kéo dài 125 năm tại quốc gia này.
Tối 25/1, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đêm nhạc “Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân” do Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) tổ chức, với nhiều tiết mục văn nghệ và trình diễn võ thuật Vovinam đặc sắc, đã để lại nhiều cảm xúc khó phai về ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc trong tâm trí của bà con kiều bào, du học sinh cũng như bạn bè quốc tế.
Pháp khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án đường sắt quan trọng, đặc biệt là các tuyến đường sắt tốc độ cao thông qua việc triển khai đội ngũ tư vấn kỹ thuật, đồng thời thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, Việt kiều tại Pháp, cho rằng, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã để lại dư âm tốt đẹp trên chính trường Pháp và các nước khối EU. Lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là một dấu ấn đặc biệt, tạo đà vô cùng quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Trong quá trình phát triển đô thị của Hà Nội thời cận đại, khu phố Pháp để lại những dấu ấn đặc biệt. Từ du nhập cưỡng bức đến tương tác, hòa đồng, kiến trúc Pháp tràn vào Hà Nội và đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa Hà Nội hôm nay. Đây là di sản quý của Thủ đô cần trân trọng bảo vệ và có những giải pháp phù hợp để phát huy giá trị nhiều mặt.
Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp đánh dấu sự phát triển trong quan hệ Việt Nam-Pháp, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực. Đây là nhận định của Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet khi trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Ngày 10/10, tại Bảo tàng Cernuschi ở trung tâm thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), Triển lãm với chủ đề “Những người tiên phong của nghệ thuật hiện đại Việt Nam ở Pháp” đã giới thiệu tới công chúng Pháp và quốc tế yêu chuộng hội họa 150 tác phẩm của ba họa sĩ tiên phong cho nghệ thuật hiện đại của Việt Nam, gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm.
Trong dự thảo ngân sách 2025, Chính phủ của tân Thủ tướng Barnier dự kiến cắt giảm 40 tỷ euro chi tiêu, trong đó nhiều nhất là chi tiêu công, sau đó tới an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.