Phát triển doanh nghiệp là một trong những mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao sức chống chịu, năng lực tự chủ của nền kinh tế.
Thứ tư, ngày 1/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Chiều nay (31/10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2023, ước dư nợ công là 39-40% GDP, dư nợ Chính phủ là 36-37% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 37-38% GDP, thấp hơn ngưỡng cảnh báo quy định của Quốc hội, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và đến cuối nhiệm kỳ 2021-2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh cần tăng cường năng lực nội sinh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo Chính phủ, dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực; trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Trong bối cảnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc tìm kiếm những không gian phát triển ở cấp vùng sẽ giúp tạo thêm động lực cho vùng cũng như kinh tế ở từng địa phương.
5 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam có nhiều bước đột phá trong phát triển kinh tế; từ một tỉnh nghèo, thuần nông, trở thành một trong những địa phương có bước phát triển mạnh ở khu vực miền trung. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Quảng Nam đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần chú trọng vấn đề phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đồng thời đề nghị rà soát lại hệ thống pháp luật về hợp tác xã để hoàn thiện khung pháp lý cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển.
Thứ Sáu, ngày 29/10, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.
Trong phiên làm việc chiều 20-10, Quốc hội đã nghe các báo cáo kết quả thực hiện, báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Chính phủ cần quyết liệt hơn để giải quyết dứt điểm một số nhiệm vụ còn tồn đọng, giải phóng tiềm lực kinh tế của đất nước.