[Video] Đà Nẵng chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam

[Video] Đà Nẵng chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TU ban hành ngày 26/4/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xác định xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Năm 2025, thành phố sẽ rà soát, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khai thác tòa nhà ICT tại Công viên phần mềm số 2 để tổ chức hoạt động Trung tâm tài chính.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hành phiên họp.

Sẽ trình Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chiều 25/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Toàn cảnh Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đang được thi công.

Cơ chế đặc thù - Hướng mở cho đột phá, phát triển

Thời gian qua, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam đã thu hút sự quan tâm của người dân cả nước bởi quy mô đặc biệt lớn, công nghệ tiên tiến và được coi là công trình biểu tượng trong kỷ nguyên mới của đất nước. Đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt (gồm cả đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị) đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ mang lại cho thị trường xây dựng khoảng 76 tỷ USD (riêng đường sắt tốc độ cao khoảng 33 tỷ USD) và thiết bị khoảng 34 tỷ USD.
Tập đoàn Định An thi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông, đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn.

Gỡ “điểm nghẽn” cơ chế

Từ thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm rút ra khi triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, các cơ chế, chính sách đặc thù chính là “bệ đỡ”, tạo ra “cú huých” mang tính đột phá. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và phát huy hiệu quả về kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: ĐĂNG ANH)

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
[Video] Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc về đất đai tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa

[Video] Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc về đất đai tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa

Ngày 1/4, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai có liên quan đến kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội để thúc đẩy công nghiệp đường sắt trong nước

Ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội để thúc đẩy công nghiệp đường sắt trong nước

Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án đường sắt cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nội tham gia làm chủ xây dựng đường, cầu, hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe. Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài thì tiền đầu tư sẽ chảy ra ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Khơi thông mọi nguồn lực để thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, bền vững

Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, thành phố Đà Nẵng là thành viên Ban Chỉ đạo.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh kiểm tra tiến độ thực hiện dự án tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh tại cửa Tây hầm 2, xã Thụy Hùng (Thạch An).

Đột phá từ tầm nhìn và lòng kiên định

Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế-xã hội, kết nối địa phương và vùng miền. Dự án đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ bao đời của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng về một tuyến đường cao tốc xuyên đại ngàn Đông Bắc, mở ra cánh cửa hội nhập, đưa tỉnh vươn mình trong thời đại mới.
Đại biểu Quốc hội: Phân cấp trọn gói để Đà Nẵng làm Khu thương mại tự do

Đại biểu Quốc hội: Phân cấp trọn gói để Đà Nẵng làm Khu thương mại tự do

Để Khu thương mại tự do Đà Nẵng có thể phát triển, theo đại biểu Quốc hội, điều quan trọng nhất là hạ tầng, phải kết nối được bên trong và bên ngoài khu thương mại; đồng thời, cần phân cấp trọn gói để Đà Nẵng có thể thực hiện được, vì liên quan tài nguyên hay đất mà phải đi xin sẽ rất khó.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024. (Ảnh: LINH KHOA)

Triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các cơ chế chính sách đặc thù

Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cầu Bến Rừng kết nối thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Ninh đang được thi công. (Ảnh NGUYỄN ĐỨC NGHĨA)

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một đơn vị giải quyết tất cả thủ tục đầu tư tại bộ phận một cửa, nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với đầu mối này sẽ được đáp ứng. Những chuyển biến này đã tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 16/1. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Các cơ chế đặc thù chưa có tiền lệ được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Song đại biểu Quốc hội cho rằng còn những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trên thực tế địa phương, trong đó phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cần được làm rõ về tiêu chí và nguyên tắc.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 16/1. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất các chính sách đặc thù vượt thẩm quyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý điều hành hội nghị.

Nghiên cứu cơ chế đặc thù để phát huy tối đa tiềm năng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong năm 2024 là nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá riêng có nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng.
Do điều điều kiện sống ở các xã biên giới Nghệ An còn nhiều khó khăn nên cần có cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới

Đề nghị gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới tại Nghệ An

Qua điều tra xã hội học ở các xã biên giới thuộc các huyện miền núi cao Nghệ An cho thấy, phần lớn người dân và cán bộ ở đây đều mong muốn đề nghị Trung ương và tỉnh tiếp tục gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới và điều chỉnh, sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ Tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, áp dụng cho xã miền núi khu vực III cho phù hợp hơn.