Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát một số sản phẩm công nghiệp quốc phòng do Tập đoàn Viettel nghiên cứu, chế tạo. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới

Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Nhà máy Z176 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) tích cực nghiên cứu, cải tiến thiết kế sản xuất sản phẩm áo trang bị K23.

Bước đột phá của doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam

Thực hiện chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, những năm qua, nhiều doanh nghiệp quốc phòng đã phát triển thành doanh nghiệp có quy mô lớn, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu các sản phẩm quốc phòng và kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Khẳng định tiềm lực ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Khẳng định tiềm lực ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Với nhiều sản phẩm, công nghệ mới nhất ứng dụng cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nước chủ nhà đã chứng minh được với bạn bè quốc tế bước tiến và tiềm lực của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, từ đó tạo dựng lòng tin, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước vì một thế giới hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Còn nhiều dư địa tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Pháp

Đánh giá cao tiềm lực của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại sứ Pháp cho rằng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là cơ hội để Việt Nam tăng cường hơn nữa năng lực của ngành, cũng như mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hệ thống MK Magic Arrow - tên lửa đa chức năng cung cấp giải pháp linh hoạt cho nhiều tính huống chiến thuật khác nhau, bao gồm các hoạt động di động, trên không và gắn xe có mặt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Từng bước "Tự cường sản xuất - Tự chủ công nghệ" trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Dưới chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, nhiều đơn vị của Việt Nam đã nắm bắt thuận lợi, nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ trong tham gia vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với hàng loạt sản phẩm chủ lực gồm các thiết bị quân sự, vũ khí với khả năng điều khiển, độ chính xác cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng duyệt đội danh dự tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác cùng phát triển

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) với thông điệp “Hòa bình-Hữu nghị-Hợp tác-Cùng phát triển” do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
Gian hàng trưng bày các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024

Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ trưng bày trên 80 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và gần 30 sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực dân sự tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12). Đây là những công nghệ do Viettel làm chủ, nghiên cứu và sản xuất, góp phần thể hiện sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng

Phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng

Thực hiện chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội khảo sát tại Công ty Thanh Bình-BCA. (Ảnh MINH VŨ)

Phát triển công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng

Trong nhiều năm qua, cùng với công nghiệp quốc phòng, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chỉ đạo sát sao việc xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh. Những yêu cầu từ tất yếu khách quan đã đặt ra việc cần xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh hiện đại xứng với vai trò, vị trí, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). (Ảnh: MOD)

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng, an ninh châu Á năm 2024 tại Malaysia

Tối 6/5, thông tin từ cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng cho biết, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Malaysia, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam làm Trưởng đoàn, tham dự Triển lãm Quốc phòng, an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5 đến 9/5/2024.
Thi công mài chải đường hàn kết cấu tàu tại Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. (Ảnh Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cung cấp)

Cần chính sách đặc thù để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có tính chất đặc thù cao, gắn với các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; do đó, cần phải có các cơ chế, chính sách đặc biệt để đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp vừa được trình lần đầu lên Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ sáu là rất cần thiết. Phóng viên Báo Nhân Dân đã khảo sát ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Theo các đại biểu Quốc hội, để phát triển nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại, cần có những chính sách khác biệt cho lĩnh vực chuyên biệt này, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh quốc gia, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thuộc đối tượng động viên công nghiệp

Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mở rộng phạm vi đối tượng động viên công nghiệp gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thành viên hoặc cổ đông nước ngoài có tỷ lệ vốn góp không có quyền quyết định.
Công nhân Nhà máy Z129-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, thực hiện tổng lắp sản phẩm quốc phòng.

Bài 3: Góp phần nâng cao sức mạnh phòng thủ của đất nước

Trong bối cảnh gia tăng về thách thức hiện nay, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng góp phần nâng cao sức mạnh phòng thủ của đất nước trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết cần được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: qdnd.vn)

Phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng

Thời bình, ngành Công nghiệp quốc phòng tập trung phát triển sản xuất quốc phòng và tham gia sản xuất xây dựng nền kinh tế đất nước. Theo đó, các doanh nghiệp lĩnh vực này bên cạnh sản xuất mặt hàng quốc phòng, còn nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm dân sinh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn 3 (Quân khu 1).

Dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Những năm qua, nhất là trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Thượng tướng NGUYỄN TÂN CƯƠNG, Ủy viên Trung ương Ðảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về chủ đề này.
Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng ngày càng hiện đại

Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng ngày càng hiện đại

Những năm qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng bộ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã tập trung quán triệt, triển khai nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm tiếp tục xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học, công nghệ cao… Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng (trong ảnh), Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về chủ đề này.
Quang cảnh hội nghị.

Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, ngành tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính-ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, cân đối bảo đảm nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.