Ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316.

Oanh liệt trận đánh cầu Rạch Chiếc, góp phần vào chiến thắng 30/4 lịch sử

Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316, lặng lẽ trở lại dòng Rạch Chiếc. Nơi này, 50 năm trước, máu của hơn 50 đồng đội của ông đã nhuộm đỏ dòng nước trong trận đánh sinh tử giữ cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ phía đông Sài Gòn. Giữa âm vang chiến thắng 30/4, ký ức về những đêm lặn ngụp dưới mưa bom, bão đạn vẫn hiện về như mới hôm qua…
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại và năng động. (Ảnh THÀNH ĐẠT)

Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại trang sử vàng của dân tộc, tri ân những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh, đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm hỏi chiến sĩ, thanh niên xung phong thi công tuyến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ. (Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH)

Đại thắng mùa Xuân 1975 mở đầu hành trình từ Sài Gòn-Gia Định đến Thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đổi mới đất nước

Ngày 30/4/1975 lịch sử đã đến từ truyền thống yêu nước, bất khuất của cả dân tộc trải qua mấy ngàn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, hơn trăm năm chống thực dân, đế quốc xâm lược trong thời hiện đại, đặc biệt với dấu mốc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: M.H)

Khai mạc Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”

Tối 26/4, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, Viện Phim Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tiết mục trình diễn tại liên hoan nghệ thuật.

Liên hoan nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 26/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, đoàn viên thanh niên các trường đại học đã sôi nổi tham gia chương trình liên hoan nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh (7/5/1975-7/5/2025).
Thần tốc giải phóng quần đảo Trường Sa và bài học vận dụng bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

Thần tốc giải phóng quần đảo Trường Sa và bài học vận dụng bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân chủng Hải quân đã phối hợp các lực lượng lập nên nhiều chiến công hiển hách. Một trong những chiến công tiêu biểu, xuất sắc có ý nghĩa chiến lược của Quân chủng Hải quân là đã phối hợp tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa trong đại thắng mùa Xuân 1975, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Lãnh đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa các đại biểu, nhân chứng lịch sử tham dự buổi tọa đàm.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh ý chí và niềm tin chiến thắng

Tọa đàm “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng” là dịp để ôn lại, khẳng định và lan tỏa giá trị lịch sử cũng như ý nghĩa thời đại sâu sắc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi vẻ vang này đã khép lại một chặng đường dài gian khổ và mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hòa bình, phát triển và hội nhập.
Thống nhất đất nước - Sức mạnh Việt Nam từ lịch sử tới tương lai

Thống nhất đất nước - Sức mạnh Việt Nam từ lịch sử tới tương lai

Cách đây tròn nửa thế kỷ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Đại thắng mùa Xuân 1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nhà khoa học nữ nâng tầm nông sản Việt

Nhà khoa học nữ nâng tầm nông sản Việt

Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam là một nước thiếu lương thực. Đến hôm nay, chúng ta đã lọt vào top 3 các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Đạt được những thành tựu trên, có đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học đã đưa những nghiên cứu của mình vào thực tiễn sản xuất.
Tiến sĩ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Ngày 22/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”. 33 bài tham luận của các chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về lịch sử trên cả nước được trình bày tại hội thảo cung cấp những góc nhìn mới, đa chiều về Đại thắng mùa Xuân 1975 của dân tộc.
Các nhân chứng lịch sử tham gia tọa đàm Đại thắng mùa Xuân 1975-Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng

Chiều 21/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức tọa đàm, giao lưu với chủ đề: “Đại thắng mùa Xuân 1975-sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng”. Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dự.
Hành trình tìm sự thật và hoà giải của con trai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Hành trình tìm sự thật và hoà giải của con trai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Tháng Ba, Tây Nguyên. Một người đàn ông Mỹ tóc hoa râm đứng lặng trong thung lũng Ia Drang, dưới chân núi Chư Pr ô ng (Gia Lai). Trước mặt ông là rừng đại ngàn xanh ngắt, nhưng 60 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt. Người lính già đi cùng khẽ nói: "Đơn vị của tôi có gần 200 đồng chí hy sinh tại đây." Ông cúi đầu, đặt bó hoa cúc vàng dựa vào một gốc cây, cắm nén hương lên nền đất đỏ, rồi bật khóc.
Quang cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh M.H)

Đại thắng mùa Xuân 1975 là tiền đề, động lực cho Việt Nam phát triển

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với chủ đề “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
Anh hùng LLVTND Phạm Thị Thao - Nữ Tiểu đoàn trưởng “Vai trăm cân, chân nghìn dặm”

Anh hùng LLVTND Phạm Thị Thao - Nữ Tiểu đoàn trưởng “Vai trăm cân, chân nghìn dặm”

Trong 4 năm, từ 1969 đến 1972, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Phạm Thị Thao, gần 600 chiến binh đội quân tóc dài của Tiểu đoàn vận tải nữ 232 (Cục Hậu cần - Quân khu 5) đã vận chuyển hơn 5.000 tấn hàng hóa các loại, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đại thắng mùa Xuân 1975 là mốc son chói lọi, một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam

Đại thắng mùa Xuân 1975 là thắng lợi vĩ đại và trọn vẹn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Không chỉ mang ý nghĩa chính trị, quân sự, lịch sử to lớn, thắng lợi này còn là sự phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, tư duy chiến lược sắc sảo, tổ chức chiến dịch xuất sắc và vận dụng chiến thuật linh hoạt, hiệu quả đã kết tinh thành một hình mẫu về chiến tranh nhân dân hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới.
Đồng chí Võ Văn Hoan tặng quà ông Vũ Tiến Đông. Ảnh: CHÍ THẠCH

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thăm cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu tham gia Đại thắng mùa Xuân 1975

Ngày 16/4, đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng đoàn đến thăm, tri ân cán bộ, chiến sĩ và những người trực tiếp tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 tiêu biểu ở quận 11.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ: “Hạnh phúc nhất đời chúng tôi là cứu được tính mạng nhiều người dân”

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ: “Hạnh phúc nhất đời chúng tôi là cứu được tính mạng nhiều người dân”

Sáu mươi năm trong ngành không quân, Đại tá-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ (nguyên Phó cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng) tự hào vì đã dành trọn cả đời mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cứu được tính mạng hàng trăm người dân trong trận ném bom lịch sử.
Hai cuốn sách “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” và “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng”.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Robert S. McNamara (1916-2009), người được coi là một trong những “kiến trúc sư chính” của cuộc chiến tại Việt Nam, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến 1968 dưới thời chính quyền Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Lyndon B. Johnson, với vai trò quan trọng đến nỗi cuộc chiến tại Việt Nam còn được phía Mỹ gọi là “Cuộc chiến của McNamara” (“McNamara’s War”).