Bí thư Lù A Dờ hướng dẫn bà con trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.

Khe Táu hiện thực hóa giấc mơ “cao ngang núi”

Những mái nhà ẩn hiện trong sương, bao quanh là trùng điệp núi và ruộng bậc thang xanh ngắt, khiến thôn Khe Táu (xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) yên bình như một miền cổ tích.  92 hộ dân Khe Táu đang bước ra khỏi đói nghèo, hủ tục lạc hậu để phát triển kinh tế, làm du lịch cộng đồng. Trên hành trình gian khó ấy, Bí thư Chi bộ Lù A Dờ luôn vững vàng dẫn dắt bà con mở đường, khai khẩn ruộng bậc thang, làm du lịch... để hiện thực hóa giấc mơ "cao hơn núi" ở Khe Táu.
Hà Giang: Bừng sáng bản Mông 3 không 5 cùng

Hà Giang: Bừng sáng bản Mông 3 không 5 cùng

Nghe theo tiếng nói của Đảng, phải xuống núi để xây dựng cuộc sống mới, 22 hộ đồng bào dân tộc Mông từ các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang đã di cư thôn Khau Bung, xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an huyện với mô hình “Làng Mông 3 không, 5 cùng” bà con đã nhanh chóng hòa nhập, thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới.
Lễ hội Gầu Tào thu hút người dân các dân tộc ở huyện Phong Thổ và các địa phương lân cận.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào

“Gầu Tào” theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi trên đồi”. Theo phong tục của người Mông trước đây, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức bởi những gia đình người Mông giàu có trong bản, cầu mong mưa thuận, gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào được mở rộng, trở thành lễ hội của cả bản làng trong dịp đón Tết Nguyên đán, mừng Xuân mới.