H'Mông

H'Mông
  • Tên gọi khác: Dựa trên màu sắc đặc điểm trang phục và ngữ âm, người Hmông ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông Đen, Hmông Xanh và Hmông Hoa.

  • Ngôn ngữ: Thuộc hệ Hmông-Dao.

  • Cư trú: Chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay người Hmông đã di cư sang nhiều nơi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.

  • Lịch sử: Cách nay khoảng 4-5 nghìn năm, hai tộc người Hmông và Dao cùng bị người Hán đẩy ra khỏi vùng đất Tam Miêu ở Trung Quốc, phải chịu các cuộc binh chiến và thiên di kéo dài hàng nghìn năm. Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, họ bắt đầu thiên di vào vùng Đông Nam Á.

Nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng.

Bảo tồn trang phục truyền thống qua sản phẩm du lịch

Không được sử dụng thường xuyên, trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số dần biến đổi, thậm chí biến mất khỏi cộng đồng. Nhằm đưa trang phục truyền thống của các dân tộc trở nên phổ biến hơn, nhiều địa phương đã xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở lựa chọn, khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng.
Bộ đội Biên phòng và người có uy tín tới tận nhà người dân để tuyên truyền. (Ảnh: TRANG NHUNG)

Vai trò dẫn dắt của người có uy tín ở miền biên viễn

Ở vùng biên cương, nơi phên giậu của Tổ quốc, những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn là lực lượng không thể thiếu trong các phong trào phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục, bảo vệ bình yên bản làng và đường biên, mốc giới. Họ chẳng quản ngại gian khó, gương mẫu, trách nhiệm với vai trò dẫn dắt cùng Bộ đội Biên phòng chung tay dựng xây cuộc sống mới cho cộng đồng các dân tộc miền biên viễn.
Trang phục không chỉ là váy áo – đó là cả một di sản văn hóa được thiếu nữ H’Mông nâng niu gìn giữ

Trang phục truyền thống dân tộc H’Mông - Di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc

Trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, trang phục truyền thống của đồng bào H’Mông là một trong những biểu tượng nổi bật thể hiện đậm nét bản sắc, đời sống và tâm hồn của cộng đồng. Với thiết kế độc đáo, màu sắc rực rỡ và hoa văn tinh xảo, trang phục dân tộc H’Mông không chỉ là lớp áo khoác ngoài, mà là tấm gương phản chiếu đời sống tinh thần của người H’Mông.
Bà con nhân dân các bản trong xã Chà Nưa góp sức cải tạo cảnh quan giúp bản Nà Sự duy trì mô hình bản du lịch cộng đồng. (Ảnh: BÍCH HẠNH)

Người nghèo vùng biên huyện Nậm Pồ ở Điện Biên nỗ lực vươn lên

Thường nghĩ về Nậm Pồ với những con đường ngoằn ngoèo dẫn về từng bản nghèo heo hút, bởi vậy mà chuyến công tác về huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) trong ngày đầu tháng 4 vừa qua đã khiến tôi thực sự ngỡ ngàng. Vẫn các xã Si Pa Phìn, Nà Hỳ, Chà Nưa, Nà Khoa, Na Cô Sa… và vẫn các tên bản Chăn Nuôi, Tân Phong, Tân Lập, Nà Sự, Nà Cấu, Nà Hỳ… nhưng đường vào bản đã bê-tông thẳng tắp, nhà nối nhà mái đỏ mái xanh hiện lên rực rỡ trong nắng sớm biên cương…
Tất cả các khâu để hoàn thiện nhà trình tường đều được làm thủ công bằng tay.

Nhà trình tường - biểu tượng của sự gắn bó, bền bỉ và sáng tạo của người H'Mông

Sáng sớm trên xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, sương còn phủ nhẹ mái nhà, nhưng đường núi đã rộn ràng tiếng bước chân. Hôm nay là ngày làm nhà mới của gia đình ông Vàng Sí Hùng, một ngôi nhà trình tường truyền thống. Giữa miền đá khắc nghiệt, nhà trình tường không chỉ là nơi trú ngụ, mà còn là biểu tượng của sự gắn bó, bền bỉ và sáng tạo của người H'Mông ở vùng đất này.
Người dân tộc H’Mông ở xã Pà Cò truyền nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ.

Phụ nữ H’Mông gắn nghề dệt thổ cẩm với phát triển du lịch

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc H’Mông ở hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) luôn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hình ảnh người phụ nữ H’Mông miệt mài bên khung cửi dệt ra nét hoa văn trên những tấm thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.
Ngỡ lạc chốn thần tiên trên những cung đường Tây Bắc mùa hoa ban nở.

Hoa ban "bung nở": Núi rừng Tây Bắc đẹp như tiên cảnh

Nói đến mùa xuân ở vùng Tây Bắc, người ta liên tưởng tới hoa ban - loài hoa có màu trắng tinh khôi, đẹp như người con gái mới lớn, tràn đầy sức sống. Cứ vào tháng ba hàng năm, khi mùa khô cạn kiệt nhất, cây ban rừng rút hết lá vàng, bật ra những búp hoa trắng ngần khoe sắc…
Học sinh Câu lạc bộ Mỹ thuật Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu thực hành vẽ tranh bằng sáp ong.

Mỹ thuật góp sức đưa di sản vào đời sống

Gần 20 năm gắn bó với ngành giáo dục tỉnh Lai Châu, cô giáo mỹ thuật kiêm họa sĩ Nguyễn Thanh Thanh (quê Phú Thọ) dành nhiều tình yêu, nhiệt huyết và đã có các sáng kiến thiết thực trong việc bảo tồn, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao.
Hà Giang: Bừng sáng bản Mông 3 không 5 cùng

Hà Giang: Bừng sáng bản Mông 3 không 5 cùng

Nghe theo tiếng nói của Đảng, phải xuống núi để xây dựng cuộc sống mới, 22 hộ đồng bào dân tộc Mông từ các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang đã di cư thôn Khau Bung, xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an huyện với mô hình “Làng Mông 3 không, 5 cùng” bà con đã nhanh chóng hòa nhập, thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới.
Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần thứ I năm 2024 tổ chức vào ngày 22/6. (Ảnh: Huyện ủy Tam Đường)

Vị ngọt Giang Ma

“Ngày hội hái lê xã Giang Ma” là sự kiện văn hóa, du lịch lần đầu tiên được tổ chức tại Lai Châu nhằm giới thiệu về nông sản sạch Lai Châu và tạo cơ hội cho những người trồng lê ở Giang Ma nói riêng, huyện Tam Đường nói chung được giao lưu, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trồng, chăm sóc một sản vật do thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho mảnh đất này.
Trong veo, mộc mạc và hồn nhiên những công dân "nhí" vùng cao Nậm Vì

Trong veo, mộc mạc và hồn nhiên những công dân "nhí" vùng cao Nậm Vì

Ở vùng cao xa xôi, nơi hầu hết những mái nhà dựng ở cheo leo vách núi hay cạnh dòng suối róc rách đêm ngày, xa rời các món đồ chơi công nghệ đắt đỏ, sặc sỡ..., nét hồn nhiên của trẻ thơ như được gìn giữ cẩn thận hơn, khiến bất cứ vị khách phương xa nào cũng như thấy tâm hồn dịu lại.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông nằm trên diện tích bằng phẳng, bao quanh là núi đá.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là “bí quyết” thành công của làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Đây cũng là hướng đi tạo đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số tại miền đất cực bắc của Tổ quốc.
Chị Vàng Thị Cầu giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã Lanh Trắng.

Tạo việc làm góp phần bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang

Phát triển từ nghề dệt truyền thống của đồng bào H'Mông, Hợp tác xã Lanh Trắng xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) từng bước trở thành một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương, giúp xóa đói, giảm nghèo và góp phần nâng cao vai trò và bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số.
Trung tá Lý A Tung nở nụ cười với những người ngày trước tham gia vụ tụ tập đông người. Hiện tại, tất cả đang đồng lòng xây dựng quê hương.

Hồi sinh trên đất cũ Huổi Khon

Năm 2011, bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé nổi lên là một "điểm nóng" với hàng nghìn người dân tộc H'Mông từ khắp nơi đổ về đòi thành lập “Nhà nước Mông”. Giờ đây, nhờ sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền và các lực lượng vũ trang, trong đó nòng cốt là các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, bản cũ đã trở nên thanh bình.
Người dân tại các bản của xã Háng Ðồng trồng thảo quả dưới tán rừng.

Đổi thay trên đỉnh mờ sương trắng

Là vùng cao quanh năm phủ trong sương trắng, xã Háng Ðồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La từng là vùng đất của cây thuốc phiện cùng những hủ tục lạc hậu... Thế nhưng hiện nay, đồng bào nơi đây đã “đoạn tuyệt” với loại cây “làm khổ” người dân bao đời, cuộc sống của đồng bào đã thật sự đổi thay...
[Video] Tìm tới "Làng địa ngục" trong mây

[Video] Tìm tới "Làng địa ngục" trong mây

Làng Sảo Há, với khung cảnh ma mị bước ra từ trong bộ phim Làng địa ngục đang rất hấp dẫn người ưa khám phá trong những ngày qua. Dù đã qua rất nhiều năm, nhưng đến nay, cuộc sống hiện đại vẫn chưa chạm tới đây, để vẻ nguyên sơ vẫn bao trùm cuộc sống của người dân bản địa.
Lễ ra mắt chi bộ quân sự phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Xây dựng chi bộ quân sự tại Yên Bái

Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của chi ủy, chi bộ, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới... là nét mới trong xây dựng chi bộ quân sự ở xã, phường, thị trấn tại tỉnh miền núi Yên Bái.
Phụ nữ H’Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thực hành vẽ sáp ong.

Yên Bái bảo tồn nghệ thuật vẽ sáp ong của người H’Mông

NDO - Nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nét văn hóa độc đáo này ngày càng được nhân rộng để gìn giữ, bảo tồn và thu hút khách du lịch đến với vùng cao Yên Bái. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Ông Mùa A Mang, thôn Tả Phìn, xã Tả Phìn rèn dao chuẩn bị cho mùa sản xuất.

Người H’Mông tỉnh Điện Biên lưu giữ nghề rèn truyền thống

NDO - Vốn tính tỉ mẩn, kiên trì và chăm chỉ, cộng đồng dân tộc H’Mông ở Điện Biên hiện sở hữu nhiều nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: nghề rèn, dệt vải, đan lát, làm giấy, làm hương… Trong đó, nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với hoạt động sản xuất của đồng bào H’Mông.
Kỹ thuật dệt thủ công được đồng bào H’Mông lưu truyền và sử dụng qua bao đời.

Dệt thổ cẩm - Nét đẹp văn hóa trên cao nguyên đá

NDO - Hình ảnh người phụ nữ dân tộc H’Mông ngồi bên khung cửi dệt vải đã trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo, tượng trưng cho sự cần cù khéo léo của đồng bào dân tộc H’Mông nơi miền cao nguyên đá Hà Giang. Những công đoạn làm nên tấm thổ cẩm đầy sắc màu đã trở thành một nét văn hóa riêng, cuốn hút mỗi du khách khi đến khám phá làng dệt thổ cẩm truyền thống Lùng Tám ở huyện Quản Bạ, Hà Giang.
Nghệ nhân Sùng Thị Xé tỉ mỉ thêu ghép vải.

Nghệ thuật thêu ghép vải của người H’Mông trắng

Tinh xảo và cầu kỳ, kỹ thuật thêu ghép vải được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, từ những đồ vật thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày như chiếc lược chải tóc, con ốc sên, mầm cây dương xỉ, bông hoa, hạt dưa,… tạo nên nét độc đáo trên trang phục của người H’Mông trắng.
Học sinh dân tộc Thái, Khơ Mú ở huyện Sốp Cộp thêu khăn piêu và hoa văn bằng chỉ mầu trên vải truyền thống.

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên

Với đặc điểm là địa phương sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo; là huyện có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông, Khơ Mú, Thái, Lào..., cho nên trong những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy thế mạnh, giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương; qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung.
Lễ hội lê Tai Nung ở huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

Khai hội lê Tai Nung ở vùng cao Bát Xát

Ngày 28/6, Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát (Lào Cai) và đông đảo nông dân đồng bào dân tộc Dao ở thôn Kin Chu Phìn 2, xã Nậm Pung tưng bừng khai hội lê Tai Nung, mở đầu Lễ hội mùa thu ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” nhằm quảng bá du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến vùng đất biên giới phía bắc của Lào Cai.
Ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc H’Mông được huyện Đồng Hỷ tổ chức hằng năm.

Cơ hội thoát nghèo của người H'Mông ở Bản Tèn

Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là nơi đặc biệt khó khăn, hầu hết các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên đặc thù, cảnh quan thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa lâu đời, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc ở Bản Tèn đang có cơ hội lớn để thoát nghèo.
Nghệ nhân người H’Mông vẽ sáp ong trên vải lanh.(Ảnh: Hà Nam)

Trình diễn dệt vải lanh và vẽ sáp ong của người H’Mông

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link tổ chức hội thảo trình diễn nghệ thuật dệt vải lanh và vẽ sáp ong truyền thống của nhóm dân tộc thiểu số H’Mông đến từ xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.