Lễ bàn giao căn nhà đã được sửa chữa khang trang cho gia đình thương binh Châu Quốc Hồng (phường Thạnh Xuân, Quận 12).

Chăm lo toàn diện người có công với cách mạng

Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung nguồn lực để thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm người có công với cách mạng và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên so với cộng đồng nơi cư trú. Đây là thời điểm thành phố tăng tốc, chăm lo thiết thực đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách.
Một góc thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: TTXVN

Lan tỏa những nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa

Quan tâm, chăm lo đến thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm được cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thường xuyên. Ðiều này không chỉ thể hiện lòng tri ân những người có công lao đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc mà còn giáo dục thế hệ trẻ hôm nay biết trân quý truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước có hàng trăm mộ liệt sĩ chưa được định danh do thiếu thông tin.

Cần hoàn thiện chính sách về người có công với cách mạng

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm quyền lợi đối với người có công với cách mạng, hiện các ngành chức năng đang nghiên cứu, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Nghị định 131).
Hội Cựu chiến binh huyện Sông Mã và đoàn viên thanh niên xã Chiềng Sơ thăm hỏi, động viên gia đình người có công. (Ảnh LUYỆN NGỌC TUẤN)

Chăm lo người có công bằng tình cảm và trách nhiệm

Phát huy truyền thống, đạo lý "đền ơn đáp nghĩa", trong những năm qua, bằng tình cảm và trách nhiệm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công, gia đình chính sách cả về vật chất và tinh thần. Nhờ đó hầu hết hộ gia đình chính sách đều có nhà ở kiên cố, có mức sống từ trung bình khá trở lên.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Bắc Ninh bền bỉ, thiết thực các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa"

Trong suốt chặng đường dài của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng chục nghìn người con ưu tú của Bắc Ninh đã hy sinh hoặc mất đi một phần thân thể nơi chiến trường. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, công tác tri ân người có công và thân nhân các gia đình liệt sĩ được tỉnh Bắc Ninh đặc biệt coi trọng, triển khai thiết thực, thường xuyên và bền bỉ.
Thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên ngày 26/7/2024.

Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7) là ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh vô cùng to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Lãnh đạo Quận ủy Tây Hồ thăm hỏi gia đình có công với cách mạng trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ

Thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa

Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người có công lớn nhất cả nước. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có công được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài. Trong đó, dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) các hoạt động tri ân diễn ra sôi nổi nhất.
Cảnh hậu trường của đoàn làm phim tài liệu "Linh ảnh".

“Linh ảnh” và hành trình "đền ơn, đáp nghĩa"

Điện ảnh Quân đội nhân dân phối hợp nhóm phục chế ảnh TeamLee thực hiện bộ phim tài liệu "Linh ảnh". Tác phẩm thể hiện tinh thần phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời thể hiện tình cảm, trách nhiệm, nghĩa tình sâu nặng và lòng biết ơn của cán bộ, chiến sĩ trong thời bình.
Lãnh đạo, Chỉ huy Vùng 2 Hải quân dâng hương tại Nhà lưu niệm và tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu.

Tặng quà gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 27/7 và kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam

Từ ngày 3 đến 22/7, nhân kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) và kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền bắc (5/8/1964-5/8/2024), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn đóng quân.
Các đại biểu dự Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

[Ảnh] Xúc động khoảnh khắc tri ân người có công tiêu biểu của đất nước

Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 diễn ra sáng 23/7 là một trong những hoạt động chính trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Đây cũng là chương trình diễn ra thường niên. Sự kiện năm nay có sự tham gia của hơn 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu trên toàn quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt hơn nữa chính sách, pháp luật đối với người có công

Sáng 23/7, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Chính phủ.
Quang cảnh Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024.

Luôn quan tâm, chăm lo người có công và thân nhân với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả

Sáng 23/7, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.
Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu tham dự buổi gặp.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Người có công luôn phải được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước

Tại buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tiếp tục quan tâm thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để người có công luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Các đại biểu dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024 diễn ra tại Hà Nội

Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21-23/7/2024. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp bốn đơn vị là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.