Kênh đào Thủy Trầm ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An lấy nước từ hệ thống sông Vàm Cỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và giao thương.

Ngân vang dòng Vàm Cỏ

Xế chiều bên dòng Vàm Cỏ, nắng nhạt dần trải trên mặt nước, len lỏi bên những khóm lục bình lững lờ trôi theo dòng phù sa. Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, hai con sông chảy vào đất Long An, hòa mình tại huyện Tân Trụ để tạo thành sông Vàm Cỏ - nguồn nước cả không chỉ nuôi dưỡng ruộng vườn, phục vụ sinh hoạt mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa bản địa lâu đời.
Thành phố Hoa Lư nhìn từ trên cao. (Ảnh: ANH ĐỆ)

Ninh Bình: Nâng tầm dịch vụ lưu trú để chạm tới khát vọng du lịch toàn cầu

Trong hành trình vươn mình trở thành điểm đến tầm cỡ khu vực và quốc tế, Ninh Bình đang chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ lưu trú. Không chỉ dừng lại ở những con số ấn tượng về lượng khách và doanh thu, Ninh Bình đang hướng đến chiều sâu trải nghiệm cho du khách với những cơ sở lưu trú chất lượng cao, cùng nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ toàn diện, nhất là vào ban đêm.
Thứ trưởng Ngoại giao Ngô Lê Văn phát biểu tại Phiên khai mạc kỳ họp. (Ảnh: UNESCO)

Việt Nam khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm tại UNESCO

Phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 221 Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris từ ngày 7-17/4, Thứ trưởng Ngoại giao Ngô Lê Văn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng chủ nghĩa đa phương và đề cao vai trò của UNESCO trong việc thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và hợp tác quốc tế, đồng thời cam kết tiếp tục là đối tác tin cậy, tích cực và có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào các chương trình và sáng kiến chung của UNESCO.
Du lịch đường sắt-hành trình kết nối các vùng di sản

Du lịch đường sắt-hành trình kết nối các vùng di sản

Với tuổi đời hơn 100 năm, đường sắt Việt Nam đã đồng hành cùng nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Bước vào giai đoạn phát triển mới, sứ mệnh của ngành đường sắt giờ đây không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn mang lại những trải nghiệm đặc biệt, giúp du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của mỗi vùng đất, trở thành hành trình khám phá vẻ đẹp di sản của đất nước.
Trực thăng cứu hỏa dập đám cháy rừng tại tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc ngày 22/3/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cháy rừng nghiêm trọng ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông tin từ Cục Quản lý di sản quốc gia Hàn Quốc cho biết, tính đến chiều 23/3, tổng cộng 3 di sản quốc gia của nước này bị hư hại nặng do cháy rừng xảy ra trên khắp cả nước vào dịp cuối tuần và trong 3 ngày qua. Theo cơ quan này, đám cháy rừng tại huyện Sancheong thuộc tỉnh Gyeongsang Nam đã lan sang thị trấn Okjong, huyện Hadong, thiêu rụi cây bạch quả ở làng Duyang-ri, di sản quốc gia của tỉnh Gyeongsang Nam, khiến hầu hết cành cây bị cháy và bị gãy.
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống tỉnh.

Ra mắt câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh, trưng bày di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống

Nhằm khơi nguồn, lan tỏa niềm đam mê nghệ thuật thư pháp và tạo sân chơi bổ ích cho những người yêu thích bộ môn này, chiều 11/2, tại Văn Miếu - Bắc Ninh, Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa đã chính thức trao Quyết định ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.
Quang cảnh hội nghị.

Một năm thành công của hợp tác Việt Nam-UNESCO, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước

Trong những năm qua, mối quan hệ Việt Nam với UNESCO tiếp tục được củng cố, với 4 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao UNESCO sang Việt Nam, đặc biệt chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Tô Lâm tới trụ sở UNESCO vào tháng 10/2024 đã đưa mối quan hệ trở thành hình mẫu về hợp tác sâu rộng, thực chất và hiệu quả, tranh thủ tri thức, nguồn lực của UNESCO cho phát triển bền vững đất nước.
Diện mạo mới của đô thị Huế hai bên bờ sông Hương. (Ảnh LÊ HOÀNG)

Huế trên hành trình thành phố trực thuộc Trung ương

Cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam theo Nghị quyết 175 của Quốc hội. Đây là một mốc son, dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của vùng đất Cố đô. Sự kiện này không chỉ là niềm tự hào của người dân thành phố Huế, mà còn mở ra một giai đoạn mới, kỷ nguyên mới đầy triển vọng cho một địa phương có bề dày lịch sử và di sản văn hóa.
Lễ Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa.

Đổi mới quản lý theo hướng tự chủ và sáng tạo

Với chủ đề năm học 2024-2025 “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” và đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình 2018 là cuộc chuyển đổi sâu sắc, toàn diện, phạm vi ảnh hưởng sâu rộng và thực hiện bởi những phương thức phi truyền thống, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa (Hà Nội) đã nỗ lực đổi mới quản lý, tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động phát huy sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học.
Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm muối Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 14/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Niềm tự hào của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Theo Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, việc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với vẻ đẹp của di sản và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ di sản, góp phần vào khẳng định sự đa dạng, giá trị và bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại.

Các nghệ nhân biểu diễn tại Liên hoan hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái năm 2024 tại Hà Nội.

Lan tỏa giá trị di sản then trong cộng đồng

Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Tọa đàm "Kết nối di sản và thể thao Golf: Cơ hội và thách thức" là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024.

Gắn kết thể thao Golf và quảng bá, bảo tồn di sản văn hóa

Ngày 30/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Báo Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Công ty cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam, Hiệp hội du lịch Golf Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm "Kết nối di sản và thể thao Golf: Cơ hội và thách thức". Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ trong lĩnh vực thể thao, mà còn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014-2024), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản". Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 27-30/11/2024 với điểm nhấn là cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” diễn ra tối 27/11/2024, có sự góp mặt của nhiều đoàn nghệ thuật nổi tiếng.
Cô và trò Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đến tham quan, trải nghiệm “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024”. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024”

Sáng 22/11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức khai mạc chương trình “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024”. Đây là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật, mang tính thường niên được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào tháng 11 hằng năm nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng hoa các nghệ sĩ tham gia Chương trình.

Bắc Ninh "Sắc màu di sản"

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di sản".