Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã chính thức diễn ra Lễ hội Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối Di sản – Tiên phong tỏa sáng” với sự tham gia của hơn 1000 diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp, các đoàn nghệ thuật quốc tế, các nghệ nhân dân gian đã tạo nên một Carnaval độc đáo, hấp dẫn, riêng có của Quảng Ninh.
Hình ảnh cách điệu cánh chim bồ câu xuất hiện trong các thiết kế của bộ sưu tập “Áo dài mang biểu trưng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” thể hiện góc nhìn mới về sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại, không chỉ tôn vinh nét đẹp áo dài mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự vươn cao, bay xa của phụ nữ Việt trong hành trình làm chủ tương lai, hội nhập và tỏa sáng toàn cầu.
Ngày 12/4, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Tối 9/4, tại Trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam với chủ đề “Việt Nam - Tinh hoa văn hóa và Khát vọng vươn mình” được tổ chức trong không khí trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở vùng sông nước Cà Mau, nhắc đến U Minh nhiều người nghĩ ngay đến nơi “rừng thiêng nước độc”, gắn với cây tràm bị “cầm tù” trong vũng nước phèn đỏ quánh quanh năm. Dẫu điều kiện có khó khăn, nhưng U Minh một thời là vùng căn cứ cách mạng, in đậm dấu ấn lịch sử chống giặc cho đến ngày đất nước toàn thắng...
Tối 7/4 tại Paris, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức “Đêm văn hóa Việt Nam - Tinh hoa Di sản Kinh Bắc”. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm quảng bá di sản phi vật thể của Việt Nam tới kiều bào và bạn bè quốc tế, với những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, cùng vẻ đẹp mộc mạc và tinh tế của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Hát xoan, một trong những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ, nhất là trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Loại hình nghệ thuật này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, lòng biết ơn tổ tiên và tình yêu quê hương đất nước.
Tối 19/3, tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chương trình nghệ thuật Giao lưu trình diễn di sản văn hoá phi vật thể 'Linh Lang-Khí thiêng hội tụ-Long Biên tỏa sáng' sẽ diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 8/3/2025 tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
Sáng 27/2, tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức lễ cúng rừng, một nghi thức được tôn vinh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Cầu mong các vị thần linh phù hộ dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; dịch bệnh, sâu bệnh hại không phá hoại hoa màu của dân.
Ngày 26/2, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Long Biên đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đến năm 2028 và những năm tiếp theo.
Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) không chỉ thu hút du khách bằng nét đẹp được gìn giữ lâu đời mà bởi có Lễ hội Thổ Hà độc đáo được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm.
Với việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 12/2024, Lễ hội Báo Bản truyền thống của làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2025 được tổ chức tưng bừng, đặc biệt hơn khi gắn liền với sự kiện kỷ niệm 555 năm thành lập làng và Lễ đón bằng chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý”. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa trọng đại hằng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, mà còn là một biểu tượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tồn tại gần 200 năm.
Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ được tạo nên từ những lời hát, câu hò đầy nét mộc mạc. Theo tiến trình phát triển, bài chòi đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhiều thế hệ người dân. Thực hành di sản bài chòi dựa trên hai yếu tố là đàn và hô hát. Ðể bài chòi luôn tồn tại thì tinh thần trách nhiệm của mỗi nghệ nhân, nghệ sĩ trong khi trình diễn là điều quan trọng nhất.
Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Việc củng cố, khai thác, phát huy sức mạnh mềm văn hóa ngày càng được các nước chú trọng nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới.
Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 8/1, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tổ chức khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong.
Sáng 5/1, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định”. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức.
Tròn 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đến nay, các câu lạc bộ dân ca ví, giặm ở tỉnh Nghệ An đã tạo thành phong trào sinh hoạt văn hóa quần chúng sôi nổi. Nổi bật là mô hình câu lạc bộ ví, giặm Nghệ Tĩnh tại xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Các thành viên cao tuổi đến lứa thanh niên, thiếu nhi đều chung tay gìn giữ và phát huy giá trị di sản dân ca xứ Nghệ trong cộng đồng.
Sau 12 năm, Lễ hội Mahakumbh Mela sẽ trở lại vào đầu năm sau tại thành phố lịch sử Prayagraj, dự kiến thu hút hơn 350 triệu người tham gia trong suốt một tháng rưỡi diễn ra.
Cùng với kinh tế-xã hội, thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần tích cực vào công cuộc "xây dựng và phát triển Hải Phòng đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa ghi danh Điệu múa Lăm Vông của Lào vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, việc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với vẻ đẹp của di sản và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ di sản, góp phần vào khẳng định sự đa dạng, giá trị và bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại.
Rạng sáng 5/12 (giờ Việt Nam) tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Hoàn Kiếm là trung tâm du lịch của Thủ đô, với phố cổ, hồ Gươm được xem là những nơi khách du lịch “phải đến” khi có mặt tại Hà Nội. Đây cũng là nơi hội tụ những nét đẹp ẩm thực, nhưng việc khai thác giá trị ẩm thực còn không ít hạn chế. Do đó, Hoàn Kiếm đang từng bước “chuẩn hóa”, chuyên nghiệp hóa việc khai thác giá trị ẩm thực một cách bền vững, chú trọng tiếp cận ẩm thực từ khía cạnh di sản.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2009-2024), ngày 13/11, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.