Chiều 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Chiều tối 3/4, tại Quảng Ninh, Công ty Đóng tàu Hạ Long (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã hạ thủy thành công tàu dịch vụ điện gió CSOV số 3 nằm trong series 14 tàu CSOV do công ty ký với Tập đoàn Damen (Hà Lan).
Ngày 31/3, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 31 (chuyên đề) thông qua 10 tờ trình, 10 dự thảo nghị quyết, báo cáo do Ủy ban nhân dân tỉnh trình, báo cáo thẩm tra của 2 Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng có về năng lượng tái tạo trong năm 2024, chủ yếu nhờ động lực mạnh mẽ từ châu Á, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, cần được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều, tàn phá hệ sinh thái tại nhiều quốc gia cho thấy sự thất bại của thị trường trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ môi trường. Để có thể vượt qua thách thức này, tất cả các chủ thể và mỗi cá nhân cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Ngày 22/2, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 triển khai thi công công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2.
Với 56 km đường bờ biển, tỉnh Bạc Liêu có nhiều dự án điện gió đã và đang vận hành cũng như trong quá trình đầu tư mở rộng. Gió biển, đặc sản của vùng đất này được bàn tay, khối óc con người biến thành nguồn năng lượng bền vững; đồng thời tạo thêm giá trị quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch tới Bạc Liêu qua hoạt động độc đáo là khám phá, trải nghiệm nhà máy điện gió - thường được gọi với cái tên dân dã là những "cánh đồng" hay trang trại điện gió.
Công ty Cổ phần Vận tải Đa phương thức Vietranstimex vừa vận chuyển thành công những cánh tuabin thiết bị điện gió đầu tiên của năm 2025 bằng thiết bị chuyên dụng nâng hạ cánh điện gió (Adaptor) tại tỉnh Ninh Thuận và Quảng Trị.
Năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, tương đương 10,3 triệu tấn CO2, thu về khoảng 51,5 triệu USD (gần 1.250 tỷ đồng). Thị trường carbon góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mang lại nguồn lợi tài chính lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực được ghi nhận có nhiều tiềm năng về lĩnh vực này.
Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Việt Nam đặt mục tiêu đạt 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.500 MW. Để biến mục tiêu thành hiện thực, Việt Nam cần một kế hoạch hành động rõ ràng, cùng các cơ chế pháp lý nhất quán nhằm thu hút đầu tư, triển khai dự án hiệu quả.
Các quy định liên quan phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới là những điểm mới quan trọng trong Luật Điện lực (sửa đổi), được kỳ vọng sẽ giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của ngành điện hiện nay, bảo đảm an ninh năng lượng điện, hướng đến mục tiêu NetZero và góp phần thúc đẩy ngành điện phát triển bền vững, hiệu quả.
Anh hôm nay đưa ra kế hoạch giúp các nhà phát triển xây dựng các dự án năng lượng sạch dễ dàng hơn, giúp đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và tạo việc làm.
Tháng 4/2015, tuyến đường giao thông ven biển dài hơn 106 km từ xã Công Hải, huyện Thuận Bắc đến xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có tổng mức đầu tư hơn 4.654 tỷ đồng, được khánh thành. Đến nay, hàng chục nghìn héc-ta đất hoang hóa, nhiễm mặn… dọc theo tuyến đường đã trở thành những vùng đất tiềm năng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời, du lịch, cảng biển. Những dự án này đưa vào khai thác đã đóng góp vào ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lượng khí thải nhà kính giảm 8% trong năm 2023. Tuy nhiên, EU vẫn còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990.
Với những bước đi quyết liệt trong phát triển năng lượng tái tạo và đào tạo nguồn nhân lực, Ninh Thuận đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia. Các chương trình đào tạo chất lượng, cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế được kỳ vọng sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đủ năng lực và tay nghề để phát triển ngành năng lượng tái tạo bền vững trong tương lai.
Ngày 11/10, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác của Chính phủ, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn, đã làm việc với các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024.
Ngày 10/10, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng hiện đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Chiều 5/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo nội dung đề xuất nghiên cứu, khảo sát đầu tư các dự án điện gió gần bờ và lựa chọn vị trí lắp đặt cột đo gió gần bờ khu vực ven biển thị xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn INCOTECH.
Hơn 10 năm qua, năm nào ở tỉnh Bạc Liêu cũng xảy ra hàng loạt vụ sạt lở tại tuyến đê biển Đông. Từ năm 2023 đến nay, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cần có các giải pháp đồng bộ, phù hợp để bảo vệ bền chắc tuyến đê biển này.
Năm 2019, Amazon đặt mục tiêu toàn bộ các hoạt động toàn cầu của mình, bao gồm trung tâm dữ liệu, tòa nhà công ty, cửa hàng tạp hóa và trung tâm xử lý đơn hàng, sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngày 1/8, tập đoàn Amazon tuyên bố, mục tiêu này đã đạt được trước thời hạn 7 năm.
Ngày 29/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam ( Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới của hai đơn vị trong lĩnh vực năng lượng xanh và bền vững.
Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển mạnh mẽ, cũng như chính sách mới về an ninh năng lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu trung hạn nhằm giảm lượng khí thải các-bon đòi hỏi đến năm 2030 thế giới phải tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải về 0 vào năm 2050, việc chuyển đổi sử dụng năng lượng từ nhiên liệu có mức độ phát thải các-bon lớn (nhiên liệu hóa thạch) sang các nguồn nhiên liệu sạch là tất yếu. Trong bối cảnh đó, hydrogen được xem là nguồn năng lượng ưu tiên triển khai, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam thời gian tới.
Báo cáo Đánh giá điện năng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu Ember cho thấy, việc phát triển điện mặt trời và điện gió đã giúp nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức cao kỷ lục, đóng góp tới hơn 30% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2023, đưa thế giới tiến gần hơn mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đây là tín hiệu tích cực trong tiến trình chuyển đổi nhằm hiện thực hóa “giấc mơ năng lượng xanh” của nhân loại.
Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 5 của châu Á. Tại thành phố Vũng Tàu hiện đang có những bước đi khởi động để khai thác nguồn tài nguyên này do Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện.