Ngày 26/4, Công ty Điện lực Bình Định long trọng tổ chức Lễ khánh thành và đóng điện công trình cấp điện làng Canh Tiến từ lưới điện quốc gia. Đây là dự án mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện điều kiện sống, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho bà con dân tộc Ba Na và Chăm tại ngôi làng biệt lập này.
Từ một tỉnh với hơn 5.000 hộ dân thuộc 56 thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, Lai Châu đã về đích sớm 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới lên hơn 97%.
Thực hiện chủ trương của Ðảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Ðảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Hiện EVN phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan nỗ lực hoàn thành dự án trong năm 2025.
Ngày 23/1, tại xã biên giới Pa Thơm, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đưa công trình cấp điện bản Xa Cuông vào hoạt động.
Mường Tè là huyện khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Huyện có nhiều bản, điểm bản chưa có điện lưới quốc gia; lại có nhiều bản khu vực biên giới phải sắp xếp dân cư và di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Những năm qua huyện biên giới Mường Tè đã tập trung nỗ lực khắc phục khó khăn để mang ánh sáng về với bà con dân bản.
Ngày 6/2, tức ngày 27 Tết, Sở Công thương Quảng Bình phối hợp Công ty Điện lực Quảng Bình và huyện Bố Trạch tổ chức đóng điện, cấp điện cho 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi và mong mỏi, điện lưới quốc gia đã lên với vùng biên cương Tổ quốc. Bà con người Ma Coong, A Rem ở đây như được đón cái Tết rộn ràng và vui tươi hơn .
Ðúng vào thời điểm chuyển giao giữa năm 2023 và năm 2024, người dân trên đỉnh núi thuộc thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát đã được đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới quốc gia. Ðiện về không chỉ góp phần xóa tình trạng “trắng điện” cho những bản làng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn mà còn là bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và xây dựng nông thôn mới ở vùng cao tỉnh Lào Cai…
Số liệu trên được Công ty điện lực Lai Châu báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 diễn ra vào chiều 10/1.
Là địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua các cấp chính quyền đã nỗ lực hỗ trợ xã Pa Cheo, huyện Bát Xát phát triển kinh tế, trong đó mục tiêu xóa thôn bản trắng điện lưới quốc gia được đặt lên hàng đầu. Và trong dịp Tết dương lịch này, 54 hộ dân thôn Bản Giàng, thôn khó khăn nhất của xã Pa Cheo đã lần đầu tiên phấn khởi đón điện lưới quốc gia.
Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành điện tỉnh Lạng Sơn đã tập trung đầu tư các dự án về điện, trong đó, nổi bật là dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia. Nhờ đó đến nay, trên địa bàn tỉnh 100% số xã có điện và gần 99% hộ dân có điện, trong đó tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia hơn 98%...
Ngày 19/12, người dân thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã được đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới quốc gia. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện đời sống, phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh chính trị ở vùng cao.
Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung cho nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, với sự nỗ lực, tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực để phấn đấu đến năm 2025, 100% các thôn vùng sâu, vùng xa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Trị, việc phát triển điện lưới hết sức vất vả bởi địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất còn nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, nhất là những cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Quảng Trị, điện lưới quốc gia đã và đang được kéo về những bản làng heo hút nhất, với mong muốn cải thiện đời sống mọi mặt của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế.
Theo số liệu từ Công ty Điện lực Lai Châu, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã cấp mới điện lưới Quốc gia cho 411 hộ dân ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đạt chuẩn nông thôn mới từ tháng 1/2020. Nhưng đến nay, 286 hộ dân ở 4 thôn vùng cao vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Điều đáng nói, năm 2019, huyện Vị Xuyên đã đầu tư công trình điện cho các thôn, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Ngày 16/12, tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng xanh T&J tổ chức lễ ký kết đầu tư và khởi động dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng.
Mới hơn 6 giờ sáng, khu vực trước sân lớp học mầm non bản Làng Sáng, một trong những bản vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên (Sơn La) đã sôi động hơn mọi ngày. Mọi người từ già đến trẻ cười nói rôm rả, ai cũng háo hức chờ đợi khoảnh khắc đóng điện lưới quốc gia về bản. Không khí ngày Tết Độc lập 2/9 của đồng bào nơi đây như được nhân đôi khi ánh điện đã bừng sáng trong mỗi ngôi nhà nơi rẻo cao.
Công ty Điện lực TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) vừa tổ chức đóng điện thành công cấp điện cho 159 gia đình thuộc 4 bản thuộc xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên).
Chiều 17-5, Điện lực Bắc Hà (Lào Cai) đã đóng điện lưới quốc gia cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho hơn 300 hộ, phần lớn là đồng bào dân tộc H’Mông, Dao ở xã vùng sâu Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Sáng 10-10, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm.
Ngày 11- 9, tỉnh Thái Nguyên và Bộ Công thương làm lễ đóng điện, đưa điện lưới quốc gia về xóm Cao Biền ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, xóm cuối cùng của tỉnh Thái Nguyên được sử dụng điện lưới quốc gia.