Ngày 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất cho Việt Nam. Dự báo, GDP của Việt Nam trong năm 2025 sẽ tăng trưởng 6,8% và 6,5% ở năm 2026.
Ngày 27/10, Giám đốc Văn phòng Chính sách Tài chính (FPO) thuộc Bộ Tài chính Thái Lan Pornchai Thiraveja cho biết, do những yếu tố rủi ro trong nước và quốc tế cần phải được giám sát, văn phòng vừa phải điều chỉnh, hạ dự báo tăng trưởng của nước này xuống 2,7% trong năm 2023 và 3,2% trong năm 2024.
TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, việc phát triển thị trường nội địa trong khi kinh tế đang khó khăn là lối đi đúng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đây không phải là con đường dài hạn của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trong dài hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phải dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và chuyên môn hóa theo lợi thế cạnh tranh.
Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, Việt Nam và nhiều quốc gia khác tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Đây được xác định là 1 trong 3 thách thức lớn ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của khu vực vốn rất năng động này.
Quan chức IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế của ASEAN khó có thể đạt được tốc độ như năm 2022 với mức tăng 5,2%, nhưng vẫn nhấn mạnh "tốc độ đáng ngạc nhiên" khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, vẫn cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7%.
Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục tích cực trong năm 2022 nhờ bước chuyển quan trọng trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 và việc đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kinh tế, tuy nhiên, rủi ro và thách thức vẫn còn hiện hữu, chủ yếu liên quan đến các yếu tố bên ngoài.
Báo The Business Times (Singapore) ngày 23/8 đăng bài viết của tác giả Michael Arnold đánh giá lĩnh vực du lịch của Việt Nam đang sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến sẽ vượt mức trước đại dịch vào năm 2024.
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) vừa đưa ra dự báo trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ đạt mức từ 3,5 tới 4,5%. Đồng thời cho rằng, chính phủ Thái Lan sẽ kiềm chế được sự lây lan của biến chủng Covid-19 Omicron mà không phải áp đặt thêm các biện pháp hạn chế.
Ngày 28/9, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tốc độ phát triển kinh tế Thái Lan trong năm 2021 từ 2,2% xuống chỉ còn 1% do các đợt bùng phát dịch Covid-19 cũng như sự chậm trễ trong việc mở cửa đón du khách quốc tế.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo mức tăng lớn hơn dự kiến ở khu vực đồng euro và ở Pháp, còn tăng trưởng toàn cầu sẽ phục hồi vững chắc trong năm nay.