Tour văn hóa, lịch sử hấp dẫn nhiều khách quốc tế khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Tour văn hóa, lịch sử thu hút đông đảo khách tham quan

Kéo dài đến 5 ngày, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay ghi nhận xu hướng du khách đến khu vực miền nam đông hơn mọi năm. Thay vì lựa chọn tour tham quan quốc tế như các năm trước, nhiều người ưu tiên cho hành trình về nguồn, tour du lịch văn hóa, lịch sử để được sống lại trong những ký ức hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Giữa cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, bóng đá nữ trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây.

Bóng đá nữ vùng cao: Từ phong trào đến sản phẩm du lịch văn hóa

Cứ đến dịp 16/3 âm lịch hằng năm, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội Soóng Cọ, một lễ hội truyền thống của dân tộc Sán Chỉ. Trong không khí rộn ràng ấy, một trong những hoạt động được chờ đợi nhất chính là giải bóng đá nữ truyền thống, nơi những cô gái vùng cao ra sân thi đấu trong trang phục váy áo dân tộc, một hình ảnh độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách những năm gần đây.
 Người dân vãn cảnh đền Ngọc Sơn (TP Hà Nội). (Ảnh TRẦN HẢI)

Phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Du lịch văn hóa, tâm linh luôn gắn với những không gian văn hóa có yếu tố linh thiêng, ở đó, du khách tham quan, cúng tế, cầu nguyện, thiền, chiêm bái, tham gia lễ hội... Số lượng khách tham gia du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, cho thấy du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nhà nước cũng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị nhân văn cao cả.
Hạ tầng các bến sông còn đơn sơ là lực cản lớn đối với du lịch sông Hồng.

Khơi dòng du lịch sông Hồng

Sông Hồng là “sông mẹ” của Đồng bằng Bắc Bộ, với hệ thống di tích, di sản, làng nghề dày đặc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ, đặc biệt là đoạn chảy qua Hà Nội dài 160 km. Dù sở hữu tiềm năng phong phú, nhưng việc khai thác, phát triển du lịch sông Hồng lại chưa được “thông dòng”.
Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhận Quyết định công nhận hai bảo vật quốc gia.

Công nhận thêm hai bảo vật quốc gia tại Bình Định

Sáng 21/11, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận 2 bảo vật quốc gia (tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII) và giới thiệu 13 bảo vật quốc gia của tỉnh. Đây là dịp để giới thiệu, tôn vinh những di sản văn hóa vật thể với giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt.
Quang cảnh hội thảo.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Ngày 30/10, tại Trung tâm Không gian văn hóa Khê Cốc, khu Di sản thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam cùng Dự án "Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch", các tổ chức trong ngành du lịch, đối tác quốc tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế".
Cung điện Potala (Bố Đạt La), công trình biểu tượng của Tây Tạng, nơi được mệnh danh là “hòn ngọc của cao nguyên”. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Tây Tạng, Trung Quốc chi mạnh tay để phát triển du lịch văn hóa

Một quan chức địa phương chia sẻ với Tân Hoa xã, kể từ năm 2021, khu tự trị Tây Tạng, ở phía tây nam Trung Quốc đã chi khoảng 20,16 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 2,83 tỷ USD) để tu bổ, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa, bảo tồn công viên quốc gia và cải thiện các thị trấn lịch sử địa phương.
Du khách khám phá không gian Chợ quê và trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống trong hành trình thưởng thức show "Tinh hoa Bắc Bộ". (Nguồn: Fanpage Tinh hoa Bắc Bộ)

Đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa

Thời gian qua, việc Việt Nam liên tiếp được World Travel Awards vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới", "Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á", "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á"…, cho thấy dải đất hình chữ S được đánh giá rất cao về tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch. Song để thật sự chuyển hóa được nguồn lực văn hóa thành giá trị kinh tế du lịch, đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa như Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định, thì ngành kinh tế xanh Việt Nam còn nhiều việc cần làm.
"Tám phường mười ba ngõ" trở nên lung linh dưới hiệu ứng của ánh sáng.

“Tám phường mười ba ngõ”: Hiệu quả từ kinh tế đêm ở Trung Quốc

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đêm, nhằm khai thác tiềm năng của thị trường có quy mô vượt 50.000 tỷ nhân dân tệ, tập trung tới hơn 60% các hoạt động tiêu dùng của người dân. Thành công từ việc khai thác giá trị văn hóa-du lịch đã khiến "tám phường mười ba ngõ" ở Lâm Hạ, Cam Túc trở thành mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế đêm ở đất nước 1,4 tỷ dân.
Du khách thưởng thức đặc sản địa phương tại lễ hội Gầu Tào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Tiểu Phương)

Tránh sao chép, đánh mất bản sắc trong phát triển du lịch văn hóa

Đất nước Việt Nam nói chung và các vùng núi cao nói riêng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế này thì điều cốt lõi là phải giữ được bản sắc, tránh ăn xổi, sao chép, lạm dụng dàn dựng và sân khấu hóa,... sẽ gây tác dụng phản cảm và không lâu bền.
Phối cảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Lý ( thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh).

Số hóa di sản-bảo tồn và kết nối du lịch

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy định hướng phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó việc ứng dụng công nghệ, số hóa các di tích giữ vai trò không nhỏ.
Anh Nguyễn Thanh Tùng chăm chút từng góc nhỏ trong công trình “Cố đô Huế thu nhỏ”.

Mang Huế về giữa sân nhà

Hơn 20 năm trước, khi vừa từ Australia trở về, anh Nguyễn Thanh Tùng (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt tay thực hiện ước mơ ấp ủ suốt thời niên thiếu: Tái hiện “Cố đô Huế thu nhỏ” ngay khuôn viên nhà mình để mẹ vơi bớt nỗi nhớ quê. Sau bảy năm miệt mài, anh mở cửa đón tất cả mọi người ghé thăm.
Hà Nội cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Trong ảnh: Vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ.

Khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước

Những năm gần đây, Hà Nội coi văn hóa là nguồn lực quan trọng. Bên cạnh đó, thành phố thúc đẩy giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để văn hóa, giáo dục Thủ đô phát triển xứng tầm với vị thế, tiềm năng, cần những hành lang pháp lý mới, trong đó Luật Thủ đô phải có những thay đổi.
Hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và khách du lịch.

Công nghiệp văn hóa - động lực xây dựng Thủ đô văn hiến và hiện đại

Thực hiện chủ trương của Ðảng về phát triển công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU).
Làm bánh phu thê Ðình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh).

Xây dựng sản phẩm OCOP về du lịch ở Bắc Ninh

Trong quá trình triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là hướng đi quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế. Những năm qua, địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm OCOP trở thành nguồn lực phát triển du lịch của địa phương.
Sáng tạo trong du lịch văn hóa ở Chỉ Giang, Trung Quốc

Sáng tạo trong du lịch văn hóa ở Chỉ Giang, Trung Quốc

Du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là khai thác các giá trị, di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch, mà liên kết phát triển cả du lịch và văn hóa, lấy văn hóa thúc đẩy du lịch, lấy du lịch nâng tầm văn hóa, không ngừng sáng tạo trong thiết kế các điểm nhấn thu hút du khách, là cách làm của huyện Chỉ Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, địa phương phát triển chủ yếu dựa vào “ngành công nghiệp không khói”.
Du khách trải nghiệm văn hoá dân tộc Mông tại Không gian Văn hoá trà Suối Giàng. (Ảnh: Báo Yên Bái)

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Có thể thấy, từ chủ trương của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái trong bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với tăng trưởng kinh tế không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân, mà còn bảo đảm việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh được bền vững. Tuy nhiên, quá trình này ở Yên Bái đang đặt ra những yêu cầu cần tiếp tục giải quyết.
Du khách nghe giới thiệu về khu rừng trúc trong Khu du lịch Bản Ven, Bắc Giang (Ảnh: TRANG LINH)

Ra mắt sản phẩm du lịch chuyên sâu: Tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang

“Sự kiện Bắc Giang ngày hôm nay (16/3) mở tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang ngay sau Hội nghị Du lịch toàn quốc ngày 15/3 là một nội dung rất ý nghĩa, một hoạt động thể hiện được ý chí, sự quyết tâm của toàn tỉnh nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng trong việc đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển, tạo thành công mới để đưa du lịch Bắc Giang lên một tầm cao mới trong bản đồ du lịch của cả nước”.