Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhưng tại hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, công trường vẫn rền vang tiếng máy. Hàng nghìn cán bộ, kỹ sư và công nhân cùng thiết bị máy móc được huy động làm “3 ca, 4 kíp”, thi công xuyên lễ, không có khái niệm ngày nghỉ.
Ban Quản lý dự án 85 vừa trình Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hầm Cù Mông và đường dẫn hai đầu hầm thuộc tuyến đường cao tốc bắc-nam phía đông, sơ bộ tổng mức đầu tư hầm Cù Mông và đường dẫn hai đầu hầm là 1.299,7 tỷ đồng, bằng nguồn vốn đầu tư công.
Ngày 27/3, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan liên quan nhanh chóng khắc phục, sửa chữa dứt điểm hư hỏng, khiếm khuyết tại dự án đường cao tốc bắc-nam, đoạn bắc hầm Tam Điệp-Diễn Châu và đoạn Cam Lộ-La Sơn.
Những ngày đầu Xuân, trên khắp cả nước, nhất là tại các công trình trọng điểm, đội ngũ kỹ sư, công nhân, người lao động đang tranh thủ từng giờ, từng phút để lao động hăng say, sản xuất ra nhiều sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các dự án, công trình vào vận hành.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, không khí thi công trên công trường đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn vẫn diễn ra hối hả. Tranh thủ thời tiết khô ráo, các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công.
Năm 2024 qua đi, trên “đại công trường” dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025) tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực và chuyển biến mạnh mẽ. Các đơn vị ngành giao thông miệt mài từng ngày, từng giờ “chạy nước rút”, tăng tốc thi công nhằm nối thông tuyến cao tốc bắc-nam.
Theo Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ và chất lượng. Dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông (giai đoạn I) đã được nối thông, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc trên cả nước lên 2.021 km. Ngành giao thông được giao kế hoạch vốn đầu tư công lớn nhất nhưng kết quả giải ngân luôn cao hơn trung bình cả nước.
Ngày 10/10, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025.
Tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp bàn thảo các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thi công công trình trọng điểm quốc gia mới đây, Tập đoàn Đèo Cả đã có một số kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy dự án trọng điểm.
Hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Giao thông vận tải, toàn ngành giao thông đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phấn đấu đưa các dự án đường cao tốc bắc-nam về đích đúng tiến độ. Chỉ trong 3 năm gần đây, cả nước đã hoàn thành và đưa vào khai thác 858 km đường cao tốc, bằng hơn 2/3 chiều dài đường cao tốc thực hiện trong gần 20 năm trước đây (khoảng 1.163 km).
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Ðịnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam. Ðể hiện thực hóa mục tiêu của quy hoạch, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Nhiều nhà đầu tư dự án đường cao tốc đều khẳng định, trạm dừng nghỉ đầy đủ tiện nghi là hạng mục hết sức cần thiết giúp phương tiện lưu thông an toàn, thuận lợi, thu hút người tham gia giao thông lựa chọn tuyến đường. Qua đó, phát huy hiệu quả khai thác công trình, góp phần thúc đẩy hoàn vốn dự án, tối ưu bài toán đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP-BOT) các dự án giao thông.
Ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Giao thông vận tải cho biết, đến hôm nay (25/4), các dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông đã được thông xe và đưa vào khai thác đều đã có các trạm dừng nghỉ hoặc trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới.
Sáng 18/1, Sở Giao thông vận tải Hà Nội và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Hà Tĩnh đạt hơn 80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Ðể đạt được kết quả này, bên cạnh việc chỉ đạo sâu sát, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, phải kể đến quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, năng lực quản lý hiệu quả của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trên địa bàn.
Đến giữa tháng 8, tỉnh Quảng Bình mới chỉ có 1/26 khu tái định cư thuộc dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông hoàn thành và giao đất cho người dân; hầu hết các khu còn lại chỉ mới đang trong giai đoạn triển khai. Nếu không đẩy nhanh tiến độ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án đường cao tốc bắc-nam đoạn qua Quảng Bình.
Chiều 22/7, trong chương trình công tác tại Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa, nghe báo cáo về một số công trình, dự án giao thông vận tải và công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Công tác giải phóng mặt bằng là một khâu, một công đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm. Ðây là điều kiện bảo đảm cơ bản và là thước đo sự quyết tâm của các địa phương trong cả nước, đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng và quyết liệt vào cuộc của các tổ chức, cá nhân liên quan, sự đồng thuận của nhân dân và doanh nghiệp.
Chiều 12/5, Đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nội vụ dẫn đầu, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Sau khi thị sát thực địa các dự án thành phần xây dựng cao tốc bắc-nam phía đông đoạn qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tối 28/1, tại Nghệ An, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với lãnh đạo các địa phương và các nhà đầu tư, đơn vị thi công, nhà thầu để kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 - Nghi Sơn - Diễn Châu - Bãi Vọt - Hàm Nghi.
Trên cương vị mới, tân Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, sẽ cùng ngành giao thông vận tải nỗ lực phấn đấu lãnh đạo, chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt, nhằm hoàn thành có chất lượng và đúng tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia .
Sáng 5/7, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh Lê Anh Sơn cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, các đơn vị, địa phương đã hoàn thành 100% khối lượng hồ sơ và mốc giải phóng mặt bằng tuyến đường cao tốc bắc-nam phía đông đoạn Bãi Vọt-Vũng Áng.
Nếu so sánh dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2021, dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2 (2021-2025) đã có bước đột phá về tiến độ triển khai thực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng để sớm khởi công và hoàn thành công trình.
Sáng 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngày 28/3, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị “Trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc”.
Ngày 24/3, Bộ Giao thông vận tải đã có công văn đề nghị các Ban Quản lý dự án: 2, 6, 7, 85, đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, Thăng Long rà soát diện tích chuyển đổi đất rừng, đất lúa phục vụ dự án cao tốc bắc-nam.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã mời gọi các doanh nghiệp lớn về đầu tư, xây lắp như SunGroup, VinGroup, Himlam, Đèo Cả, Trường Sơn, Thành An 36, Lũng Lô, 319, ACC,… bàn kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam giai đoạn 2021-2025.
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương nghe báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án giao thông trọng điểm gồm: đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.